Bằng chứng là gì? Pháp luật Việt Nam quy định về bằng chứng thế nào?
20/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Bằng chứng có lẽ đã là một thuật ngữ không còn xa lạ với mỗi con người. Tuy nhiên, khi được hỏi đến các vấn đề liên quan đến bằng chứng, không phải ai cũng trả lời được.
Nếu đang tìm hiểu chủ đề này, quý độc giả đừng vội bỏ qua những kiến thức hữu ích đã được hệ thống tổng hợp dưới đây nhé!
Định nghĩa về bằng chứng
Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bằng chứng là những chứng cứ như: sự kiện, tài liệu có thật,... được thu thập theo trình tự, dùng để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người phạm tội,...
Để xác định bằng chứng, người ta thường dùng vật chứng, lời khai của người bị hại, nhân chứng,...
Để xác định bằng chứng, người ta thường dùng vật chứng, lời khai của người bị hại, nhân chứng, nguyên đơn dân sự, bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và tài liệu khác.
Những ai có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự?
Trong tố tụng hình sự, những người có quyền khiếu nại là:
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại những quyết định, hành vi tố tụng của người, cơ quan có thẩm quyền tố tụng khi có căn cứ cho rằng những quyết định và hành vi đó trái với pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Đối với quyết định sơ thẩm, bản án có hoặc chưa có hiệu lực về mặt pháp luật, quyết định truy tố, áp dụng thủ tục rút gọn, miễn chấp hành hình phạt, thả tù trước thời hạn có kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị sẽ giải quyết theo quy định tại chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật hình sự.
Những hành vi tố tụng, quyết định có thể bị khiếu nại
Bạn có thể khiếu nại những quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trường của Cơ quan điều tra, , Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Điều tra viên, Kiểm Sát Viên,... người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra được ban hành theo pháp luật.
Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bằng chứng là những chứng cứ như: sự kiện, tài liệu có thật,...
Bạn có thể khiếu nại những hành vi tố tụng được thực hiện trong hoạt động tố tụng của những người có thẩm quyền, được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra các hoạt động theo quy định của pháp luật.
Thời hiệu khiếu nại trong bao lâu?
Thời hiệu khiếu nại kể từ ngày người khiếu nại nhận, biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật là 15 ngày.
Trong trường hợp vì nguyên nhân bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn, vậy thời gian đó sẽ không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại là gì?
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại cụ thể như sau:
Quyền
- Bản thân tự khiếu nại hoặc qua người bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp của đương sự, người bào chữa hoặc người đại diện.
Người khiếu nại có thể khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân đã bị xâm phạm và được bồi thường thiệt hại
- Có thể khiếu nại hoặc rút khiếu nại trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
- Nhận quyết định về giải quyết khiếu nại.
- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân đã bị xâm phạm và được bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ
Người khiếu nại có những nghĩa vụ sau đây:
- Kê khai sự việc trung thực, cung cấp tài liệu, thông tin đến người giải quyết khiếu nại. Đồng thời, phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã trình bày, việc cung cấp các thông tin và tài liệu đó.
- Phải chấp hành theo quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực.
Người bị khiếu nại có quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại được biểu hiện qua những thông tin sau đây:
Quyền
Quyền của người bị khiếu nại bao gồm:
- Sẽ được thông báo về nội dung bị khiếu nại.
- Đưa ra những bằng chứng mang tính hợp pháp của hành vi tố tụng, quyết định bị khiếu nại.
- Có quyền nhận quyết định giải quyết khiếu nại về hành vi tố tụng của mình.
Nghĩa vụ
Nghĩa vụ của người bị khiếu nại cụ thể như sau:
- Phải giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại và cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan khi cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Phải chấp hành theo quyết định giải quyết khiếu nại.
- Có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng, quyết định trái pháp luật của mình gây ra.
Theo Luatminhkhue.vn
4.9/5 (91 votes)