9 thủ tục thay thế sổ hộ khẩu bằng căn cước công dân
17/04/2023
Đăng bởi: Hà Thu
Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân quan trọng đối với người dân. Hiện nay, mọi thông tin của người dân sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia và sử dụng căn cước công dân thay thế cho sổ hộ khẩu dựa vào luật cư trú.
Vậy thủ tục nào cần thay thế sổ hộ khẩu bằng căn cước công dân? Mời quý bạn đón đọc bài viết chia sẻ sau đây.
4+ Loại giấy tờ của căn cước công dân thay cho sổ hộ khẩu
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật cư trú cho biết thông tin của người dân sẽ được lưu trữ trên quản lý môi trường điện tử và sử dụng 4 loại giấy tờ chứng minh thông tin cư trú thay cho sổ hộ khẩu, cụ thể là:
4 loại giấy tờ chứng minh thông tin cư trú thay cho sổ hộ khẩu bao gồm: Giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân,…
- Chứng minh nhân dân.
- Căn cước công dân.
- Giấy xác nhận thông tin về nơi ở.
- Giấy thông báo số định danh cá nhân của bản thân.
Qua đó, bạn sẽ không phải xuất trình sổ hộ khẩu khi thực hiện các thủ tục hành chính và mọi thông tin cá nhân sẽ được khai thác trực tiếp trong cơ sở dữ liệu quốc gia.
9 thủ tục thay thế sổ hộ khẩu bằng căn cước công dân
Dựa vào Nghị định 104 đã được Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung các quy định đã cho biết 9 thủ tục sử dụng căn cước công dân thay thế cho sổ hộ khẩu, cụ thể như sau:
9 thủ tục sử dụng căn cước công dân thay thế cho sổ hộ khẩu bao gồm thủ tục lập hồ sơ vay vốn, thẻ bảo hiểm y tế,…
9 thủ tục |
Nội dung |
Dựa vào thủ tục lập hồ sơ vay vốn |
Dựa vào Nghị định số 61/2015/NĐ-CP cho biết giấy đề nghị vay vốn của người lao động phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân về nơi thực hiện dự án. Khi làm hồ sơ, người dân cần xuất trình căn cước công dân/chứng minh nhân dân thay vì sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. |
Thẻ bảo hiểm y tế |
Mọi cá nhân khi đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ cần cung cấp thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư. Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ sẽ phải cung cấp giấy hẹn, hoặc thẻ căn cước công dân và một trong các giấy tờ đó phải là là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế. Nếu không phải thân nhân sẽ phải cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân/căn cước công dân,… theo quy định của pháp luật. |
Chính sách hỗ trợ sinh viên và học sinh |
Cần phải nộp bản sao của một trong số các loại giấy tờ như thẻ CCCD, CMND và một số giấy tờ khác có liên quan dựa vào Nghị định 116/2016/NĐ-CP. |
Chính sách phát triển của người giáo dục mầm non |
Tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP cho biết cha mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em chỉ cần nộp bản sao của các loại giấy tờ như căn cước công dân, giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú,…. |
Học phí được miễn giảm |
Trường hợp miễn giảm học phí sẽ phải thay thế sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ có liên quan bằng thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú…. |
Mua điện |
Hồ sơ đề nghị cung cấp đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải cung cấp thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân,… |
Một số điều của Luật Nhà ở |
Cung cấp bản sao của một số giấy tờ như căn cước công dân, hộ chiếu đang còn giá trị của người yêu cầu đề nghị. |
Mục đích sử dụng đất |
Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ dựa vào nội dung và thời gian có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên các giấy tờ như thẻ căn cước công dân/chứng minh nhân dân và các giấy tờ có liên quan. |
Việc nuôi con |
Người nuôi con phải làm tờ khai đăng ký và nộp cho UBND cấp xã, nơi thường trú. Bao gồm các loại giấy tờ như: Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân,…. |
Hiện nay, công an các phường, xã, quận, huyện đang đẩy mạnh phát triển khai cấp đổi căn cước công dân gắn chip cho mọi người.
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về căn cước công dân: 9 thủ tục sử dụng thay thế sổ hộ khẩu. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thủ tục sử dụng căn cước công dân thay thế cho sổ hộ khẩu.
Theo kynguyenso.plo.vn
4.8/5 (53 votes)