Vắt là con gì? Cách phòng chống và xử lý vắt hiệu quả khi đi rừng
05/02/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Con vắt là một sinh vật không gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người nhưng lại là nỗi sợ của nhiều bạn trẻ khi đi vào rừng hoặc các khu vực sông suối ẩm ướt.
Vắt rừng có hình dạng khá giống con đỉa, giun nhỏ. Chúng có giác bám vào cơ thể con người ở phần đầu và đuôi. Bài viết dưới đây chuyên trang sẽ bật mí về loài côn trùng này cũng như những tips xử lý khi “hay ho” khi bạn gặp phải nó.
Vắt là con gì? Đặc điểm ra sao?
Con vắt là một loài côn trùng chuyên sống trong rừng. Nó có hình dáng giống con đỉa, độ dài khoảng 2-5cm, giác bám ở đầu và đuôi. Chúng chỉ sống được ở các khu rừng mưa nhiệt đới(nhiệt độ giao động từ 24 - 28 độ C). Những con vắt thường có một số đặc điểm cụ thể như:
Hình dạng con vắt rừng
- Nó thường đi tìm mồi trong khoảng thời gian từ 5-8 giờ sáng hoặc 17-19 giờ tối. Chúng xuất hiện nhiều sau các cơn mưa, nền nhiệt độ giảm dần xuống.
- Con vắt hút máu ở các vùng cơ thể con người có nhiệt độ cao như: Lưng, nách, cổ, sau đầu gối, bẹn, đùi,...
- Khi bám vào cơ thể, nó sẽ tiết ra chất Hirudin(khiến máu không đông) để có thể hút, gây cảm giác ngứa và hơi đau nhẹ trên da. Nếu không gỡ ra kịp thời, vắt sẽ hút lượng máu gấp 8-10 lần trọng lượng cơ thể nó. Điều này khiến người bị khó cầm máu và nhiễm trùng vết cắn.
3+ Tips chống vắt đơn giản và dễ áp dụng
Sau đây là một số phương pháp phòng chống và xử lý vắt rừng cơ bản dễ áp dụng khi vô tình gặp phải chúng:
Trang phục bảo hộ chống con vắt khi đi trong rừng
3+ Tips chống vắt đơn giản và dễ áp dụng |
Chi tiết |
Mặc trang phục bảo hộ |
Bạn nên sử dụng trang phục chống vắt như: - Tất chống vắt: Ngăn cản sự xâm nhập của loài sinh vật này qua ống quần, giày dép. Đặc biệt là loài vắt đất. - Ghệt: Bảo vệ ống chân từ mắt cá chân đến ngang bắp đùi. Sản phẩm thường được sử dụng để đi mưa, đi tuyết. - Mặc quần áo sử dụng chất liệu len hoặc nilon khi đi vào rừng. Những sợi len sẽ thấm khô nhớt của vắt, khiến chúng tự rơi xuống nhanh chóng. - Trang phục dài tay, kín đáo, tránh mặc hở vùng chân, tay, cổ, tai. |
Sử dụng thuốc |
Bạn nên mang theo thuốc DEP, thuốc chống côn trùng DEET, xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh,... Bạn phải bôi thuốc toàn cơ thể và xịt ngoài giày dép, tất, trang phục để được đảm bảo tốt nhất. |
Cẩn thận khi ở trong rừng |
Bạn cần lưu ý: - Không nghỉ hoặc ngồi ở những nơi rậm rạp, ẩm ướt. - Nên mang theo thảm, tấm trải và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. - Nếu có ý định cắm trại trong rừng, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ, xua đuổi vắt bằng cách quét sạch lá mục, rắc muối xung quanh, xịt thuốc chống côn trùng, xông khói trước khi dựng lều. - Nếu muốn dựng lều, bạn nên đảm bảo xung quanh không có lưới trống côn trùng. |
Mẹo xử hiệu quả lý khi bị vắt cắn
Khi phát hiện đang bị con vắt cắn, hút máu, bạn nên bình tĩnh và xử lý tình huống nhanh chóng như sau:
Bạn nên xử lý con vắt theo đúng khoa học
- Hãy nhẹ nhàng loại bỏ vòi hút máu của con vắt ra khỏi cơ thể và kiểm tra xem đã lấy hết chúng chưa.
- Trường hợp con vắt đã hút quá nhiều máu thì bạn không nên vội vàng giật ra vì sẽ gây rách và tổn thương da. Hãy sử dụng vật sắc nhọn, móng tay để gạt bỏ vòi hút của chúng.
- Khi bạn đã loại bỏ con vắt, vết thương sau đó có thể bị chảy trong vài giờ hoặc thậm chí cả ngày. Điều trước tiên là hãy làm sạch bằng cồn, dung dịch sơ cứu. Tiếp đến là quấn băng để bảo vệ vết thương hở.
- Tránh loại bỏ vắt bằng muối, đốt, phun thuốc chống côn trùng hoặc ngâm trong dầu gội đầu. Những cách này sẽ khiến nó phun máu đã hút trở lại cơ thể bạn trước khi rơi ra.
Chính vì thế, chúng ta nên tuân thủ các biện pháp khoa học để tránh trường hợp sơ cứu sai, gây nguy hiểm cho cơ thể. Mặc dù con vắt gây khó chịu nhưng chúng không độc, mang mầm bệnh. Bạn đừng quên follow chuyên trang để biết thêm nhiều cách phòng chống côn trùng khác.
Theo: cungtrainghiem.com
4.9/5 (72 votes)