Trí tuệ cảm xúc Emotional Quotient(EQ) là gì? Cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc
24/09/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Hiện nay, trí tuệ cảm xúc là một trong những yêu cầu quan trọng để có thể thăng tiến trong công việc, cuộc sống. Nó là chìa khóa giúp bạn có thể dễ dàng đạt được mục tiêu nghề nghiệp hơn.
Vậy trí tuệ cảm xúc là gì? Có các phương pháp phát triển nào? Để giải đáp được những thắc mắc này, quý độc giả đừng vội lướt qua bài viết sau đây!
Khái niệm trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc hay còn được gọi là Emotional Quotient(EQ) là khả năng nhận dạng, kiểm soát, điều hướng cảm xúc đi theo hướng tích cực.
Trí tuệ cảm xúc hay còn được gọi là Emotional Quotient(EQ)
EQ không chỉ giúp kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, nó còn bao hàm năng lực nhận biết cảm xúc của người khác nhằm giao tiếp hiệu quả và đồng cảm hơn với mọi người.
Đặc điểm nhận dạng của người có trí tuệ cảm xúc
Bạn có thể nhận dạng người có trí tuệ cảm xúc thông qua 5 đặc điểm sau đây:
- Tự nhận thức: Biết rõ bản thân đang cảm thấy thế nào, hiểu cảm xúc, hành động của mình ảnh hưởng đến người xung quanh ra sao.
- Biết kiềm chế: Hiếm khi dùng lời nói để tấn công người khác, không đưa ra quyết định một cách cảm tính, vội vàng, rập khuôn hoặc thỏa hiệp với giá trị của họ.
- Tự tạo động lực: Luôn làm mọi việc cần thiết để hướng đến mục tiêu đã đặt ra. Họ cũng tự đặt ra cho mình những tiêu chuẩn rất cao đối với chất lượng công việc.
- Đồng cảm: Giúp bạn biết đặt mình vào trong hoàn cảnh của người khác, hỗ trợ phát triển tất cả thành viên trong nhóm. Đồng thời, sẵn sàng đấu tranh khi có sự phân biệt về đối xử, biết cách phản hồi có tính xây dựng, lắng nghe trong mọi hoàn cảnh.
- Kỹ năng xã hội: Sẵn sàng lắng nghe và nhờ đến sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. Kỹ năng xã hội tốt cũng giúp họ có khả năng quản trị thay đổi cũng như giải quyết xung đột thông qua ngoại giao.
Cấu trúc của EQ
Theo kết quả nghiên cứu, trí tuệ cảm xúc có 4 mức độ khác nhau, được sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao như sau:
Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu hiện đại về EQ - ông Daniel Goleman
- Nhận thức cảm xúc: Nhận thức cảm xúc một cách chính xác là bước đầu tiên để hiểu chúng. Trong nhiều trường hợp, nó có thể liên quan đến việc hiểu tín hiệu phi ngôn ngữ như: nét mặt, ngôn ngữ cơ thể.
- Lý luận bằng cảm xúc: Cảm xúc khiến bạn ưu tiên những thứ bản thân chú ý và phản ứng với những gì thu hút sự chú ý của mình.
- Hiểu được cảm xúc: Những cảm xúc bạn nhận thức có thể mang nhiều ý nghĩa không giống nhau. Nếu có ai đó đang thể hiện sự tức giận, bạn phải giải thích nguyên nhân và ý nghĩa gây ra sự tức giận đó.
- Quản lý cảm xúc: Đây là cấp độ cao nhất của EQ, điều tiết cảm xúc, phản ứng thích hợp, đáp lại cảm xúc của người khác là nội dung quan trọng của yếu tố này.
Vai trò của trí tuệ cảm xúc
Trong công việc và cuộc sống, trí tuệ cảm xúc có 5 vai trò sau đây:
Giúp bạn cải thiện hiệu suất
EQ cao giúp bạn vượt qua những mâu thuẫn ở nơi làm việc, đồng thời dẫn dắt và thúc đẩy bản thân, người khác làm việc với năng suất cao hơn.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp khi lựa chọn ứng viên đánh giá EQ quan trọng như chuyên môn kỹ thuật. Thậm chí, họ còn cho ứng viên làm bài kiểm tra EQ trước khi đưa ra quyết định có tuyển dụng hay không.
Tăng cường sức khỏe, thể chất
Trong công việc, bạn sẽ rất dễ bị áp lực nếu không thể kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân. Stress có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: Tăng huyết áp, đau tim - đột quỵ, lão hóa sớm, ức chế hệ miễn dịch,...
Vì vậy, để cải thiện trí tuệ cảm xúc, một trong những bước đầu tiên là bạn phải học cách quản lý tốt căng thẳng của mình.
Nuôi dưỡng tâm hồn, sức khỏe tinh thần
Căng thẳng, cảm xúc không kiểm soát tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần làm cho bạn dễ lo lắng và trầm cảm. Nếu không biết cách quản lý tốt cảm xúc, bạn cũng sẽ khó xây dựng bền chặt được các mối quan hệ.
Trí tuệ cảm xúc giúp bạn nuôi dưỡng tâm hồn và sức khỏe tinh thần
Chính cảm giác bị cô lập càng khiến bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần nào bạn đang gặp phải càng trầm trọng hơn. Vì vậy, việc duy trì cái nhìn tích cực mọi vấn đề giúp bạn cảm thấy yêu đời, khỏe khoắn hơn, thành công cũng sẽ đến với bạn một cách dễ dàng.
Gắn kết, mở rộng mạng lưới quan hệ
Việc hiểu rõ cũng như biết cách kiểm soát cảm xúc giúp bạn thể hiện mình theo hướng tích cực và hiểu được cảm giác của người khác một cách tốt hơn.
Đây chính là nền tảng để bạn có thể giao tiếp hiệu quả, có thêm các mối quan hệ gắn kết hơn cả trong công việc lẫn cuộc sống.
Nâng cao hiểu biết xã hội
Điều kiện để bạn có thể kết nối với mọi người cũng như hiểu biết hơn về thế giới xung quanh chính là hòa hợp với cảm xúc.
Với kiến thức xã hội sâu rộng, bạn có thể dễ dàng nhận ra được người tốt người xấu, hiểu rõ sự quan tâm của người khác đến bạn, giảm căng thẳng, cảm thấy hạnh phúc và được yêu thương.
3 phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc
Ở phần tiếp theo đây, chuyên trang sẽ giới thiệu đến quý độc giả một số phương pháp để phát triển trí tuệ cảm xúc, cụ thể:
3 phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc bao gồm: Lắng nghe, đồng cảm và phản chiếu
Listen - Lắng nghe
Bạn phải chú ý đến người khác nếu muốn hiểu những gì họ đang nói. Hãy dành thời gian lắng nghe những điều mọi người đang cố gắng truyền đạt đến bạn cả bằng ngôn ngữ hình thể lẫn lời nói.
Khi thực hiện đánh giá cảm xúc của ai đó, bạn hãy xem xét nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn tới những cảm xúc đó của họ.
Empathy - Đồng cảm
Mặc dù nhận dạng cảm xúc là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên bạn cũng cần đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu quan điểm của họ thực sự, hãy hình dung bạn sẽ thế nào trong hoàn cảnh của họ.
Thực hành như vậy giúp bạn hiểu rõ hơn suy nghĩ của người khác trong một tình huống cụ thể nào đó, đồng thời phát triển các kỹ năng cảm xúc được mạnh mẽ hơn về lâu dài.
Reflect - Phản chiếu
Trong EQ, khả năng lý luận bằng cảm xúc là một phần rất quan trọng, suy nghĩ cách cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của bạn. Trước mỗi phản ứng của người xung quanh, bạn hãy thử đánh giá vai trò cảm xúc trong hành độ của họ là thế nào.
Tại sao cô ấy lại cảm thấy thế này? Yếu tố nào có thể dẫn tới những cảm xúc của anh ấy? Làm thế nào để cảm xúc của bạn khác với mọi người xung quanh?,... Khi nghĩ về những câu hỏi như vậy, bạn sẽ dần hiểu được vai trò của cảm xúc đối với cách con người suy nghĩ, hành xử.
Theo Vncmd.com
4.9/5 (96 votes)