Tìm hiểu về Chánh Pháp và phân biệt chánh tà trong đạo Phật

calendar 05/05/2022 user Đăng bởi: Hà Thu

Chánh Pháp là một trong ba thời kỳ chính của đạo Phật bên cạnh Tượng Pháp và Mạt Pháp. Chánh Pháp có thể được xem là giai đoạn hưng thịnh nhất của Phật Pháp.

Vậy cụ thể Chánh Pháp là thời kỳ như thế nào? Cần làm gì để duy trì giai đoạn này? Và phân biệt chánh tà như thế nào? Hãy để chuyên trang giúp bạn trả lời những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.

Giải thích khái niệm Chánh Pháp

Theo giáo lý đạo Phật, có 3 thời kỳ chính trong Phật Pháp với tên gọi là: Chánh Pháp, Tượng Pháp, và Mạt Pháp.

Giai đoạn Chánh Pháp kéo dài 500 năm

Giai đoạn Chánh Pháp kéo dài 500 năm

Mặc dù thời gian của những giai đoạn này không được ghi chép một cách đồng nhất trong các sách kinh, tuy vậy, đa số các bậc cổ đức đều cho rằng thời Chánh Pháp kéo dài 500 năm, Tượng Pháp 1.000 năm, và Mạt Pháp có 10.000 năm.

Bên cạnh đó, thời Chánh Pháp được mệnh danh là thời kỳ "Thiền định kiên cố". Lý do là vì Pháp nghi vô cùng hưng thịnh; ngoài ra, có hành trì, giáo pháp và cả người chứng đắc quả vị. Hầu hết người tu hành đều thành thật, không tham lam tư lợi và giữ nghiêm giới luật.

Còn thời Tượng Pháp vẫn có hành trì, giáo pháp nhưng lại rất ít người chứng đắc quả vị. Và trong giai đoạn Mạt Pháp, đạo Phật suy tàn và yếu kém hơn hẳn.

5 điều duy trì Chánh Pháp

Như vậy, để giữ vững và duy trì thời kỳ Chánh Pháp, Phật tử cần phải tu hành thật tâm, không ham hư vinh hay gian dối, ích kỷ. Theo quyển 49 của Thập Tụng Luật, Đức Phật cũng đã nhắc đến 5 điều cần làm để duy trì thời Chánh Pháp như sau:

Để giữ vững và duy trì thời kỳ Chánh Pháp, Phật tử cần phải tu hành thật tâm

Để giữ vững và duy trì thời kỳ Chánh Pháp, Phật tử cần phải tu hành thật tâm

- Thứ nhất, cần Tôn Trọng Chánh Giáo và tránh xa những tà thuyết ngoại đạo.

- Thứ hai, Chỉ tức sân ác, có nghĩa là không giận dữ và ác độc, thay vào đó hãy hiền lành, nhẫn nhịn.

- Thứ ba, nên Kính Sự Thượng Tòa. Phật tử cần phải kính trọng, phụng sự các vị đại đức và bậc trưởng thượng.

- Thứ tư, Ái Lạc Chánh Pháp - nghĩa là trân quý, những điều pháp được dạy và thành tâm thực hành theo.

- Thứ năm, Thiện Hối Thượng Tòa. Điều dạy này có nghĩa là cần phải giải thích kỹ càng khéo léo cho người mới bắt đầu học Phật Pháp và dẫn dắt họ trên con đường tu hành.

7 điểm phân biệt chánh tà

Cuối cùng, để giữ vững Chánh Pháp, còn cần phải phân biệt rõ ràng chánh tà, và từ đó tránh xa tà pháp. Dưới đây, chuyên trang xin nêu ra 7 điểm giúp phân biệt.

Cần phải phân biệt rõ ràng chánh tà

Cần phải phân biệt rõ ràng chánh tà

- Nếu vị Thầy đem việc quan hệ vợ chồng, nam nữ hoang dâm làm mồi nhử để thu hút, đồng thời xem đó là phương tiện để cứu nhân độ thế; đó là tà đạo.

- Ngoài ra, đó là tà pháp nếu vị Thầy nói rằng mình có thể dùng bùa, chú để đem lại của cải, tiền bạc cho đồ chúng.

- Nếu bậc Trưởng giả đó khuyến khích giết hại và ăn thịt chúng sinh, đồng thời nói rằng mình có phép sử dụng bùa cứu độ vong linh của họ; đó là tà.

- Bên cạnh đó, vị Thầy dạy thực hành các phương pháp khổ hạnh kỳ dị, hoặc tự làm tổn hại để tác động đến chúng sinh, và cho đó là chịu khổ để cứu thế; đích thị đó là tà pháp.

- Nếu bậc Thầy đó sử dụng những bùa phép thần thông và những điều kỳ dị để thu hút những đồ chúng hiếu kỳ thì đó là tà.

- Ngoài ra, tà đạo còn thể hiện khi vị Thầy tự ý sửa đổi, thêm bớt các quả vị tu hành, giải thích sai lệch ý nghĩa của Phật giáo, còn tự xưng là giáo chủ.

- Cuối cùng, nếu người đó tự lập ra giáo phái riêng, lại không có căn bản về giáo lý Phật giáo, đó chính là tà.

Trên đây là những điều cần biết về Chánh Pháp trong đạo Phật. Hy vọng bạn đã có nhiều thông tin hữu ích qua bài viết của chuyên trang.

Theo: thuvienhoasen.org

4.9/5 (92 votes)

30 03/25

Xá lợi phật là gì? Các loại xá lợi

Xá lợi Phật là một thuật ngữ trong Phật giáo, dùng để chỉ những di vật hoặc di cốt còn lại sau khi thiêu xác của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoặc các vị cao tăng, chư tôn đức đã viên tịch. Xá lợi thường được coi là biểu tượng linh thiêng và mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong cộng đồng Phật tử.

28 03/25

Nhân tướng học là gì? Các yếu tố chính trong Nhân tướng học

Nhân tướng học (hay còn gọi là Tướng pháp ) là một lĩnh vực nghiên cứu trong văn hóa phương Đông, tập trung vào việc đánh giá tính cách, vận mệnh và tiềm năng của một người thông qua các đặc điểm bên ngoài của cơ thể, đặc biệt là khuôn mặt, bàn tay và dáng vẻ tổng thể. Nhân tướng học dựa trên quan niệm rằng hình dáng bên ngoài của con người phản ánh nội tâm, sức khỏe và số ph

26 03/25

Đại Lai Lạt Ma là ai? Nguồn gốc danh hiệu Đại Lai Lạt Ma

Đại Lai Lạt Ma (Dalai Lama) là danh hiệu dành cho người đứng đầu tinh thần và chính trị của Phật giáo Tây Tạng, thuộc dòng truyền thừa Gelug (Hoàng Mạo). Đây là một trong những vị lãnh đạo tâm linh quan trọng nhất trong Phật giáo và được nhiều người trên thế giới kính trọng. Dưới đây là thông tin chi tiết về Đại Lai Lạt Ma:

24 03/25

Ý nghĩa con số chủ đạo 3 trong thần số học

Trong thần số học (Numerology), con số chủ đạo 3 mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho sự sáng tạo, biểu đạt và giao tiếp . Những người có con số chủ đạo là 3 thường được biết đến với tính cách năng động, lạc quan và khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ. Họ là những người yêu thích sự tự do, thích khám phá và thể hiện bản thân qua nhiều hình thức khác nhau.

22 03/25

Con số chủ đạo 2 trong thần số học có ý nghĩa gì?

Trong thần số học (Numerology), con số chủ đạo 2 mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho sự cân bằng, hòa hợp, nhạy cảm và khả năng kết nối . Những người có con số chủ đạo là 2 thường được biết đến với tính cách dịu dàng, giàu lòng trắc ẩn và khả năng làm việc nhóm xuất sắc. Họ là những người đóng vai trò như "chất keo" để gắn kết mọi người lại với nhau.

20 03/25

Con số chủ đạo 1 trong thần số học có ý nghĩa gì?

Trong thần số học (Numerology), con số chủ đạo 1 là một trong những con số đặc biệt và mang ý nghĩa mạnh mẽ. Đây là con số đại diện cho sự sáng tạo, độc lập, lãnh đạo và khởi đầu mới . Những người có con số chủ đạo là 1 thường được coi là người tiên phong, luôn tìm cách dẫn đầu và tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

18 03/25

Hướng dẫn cách tính con số chủ đạo trong thần số học

Trong thần số học (Numerology), con số chủ đạo (Life Path Number) là một trong những con số quan trọng nhất, đại diện cho tính cách cốt lõi, xu hướng cuộc đời và sứ mệnh của một người. Con số này được tính dựa trên ngày tháng năm sinh của cá nhân. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tính con số chủ đạo:

16 03/25

Các ứng dụng của thần số học trong đời sống

Thần số học (Numerology) là một hệ thống nghiên cứu về ý nghĩa và tác động của các con số trong cuộc sống con người. Dựa trên ngày sinh, tên gọi hoặc các yếu tố khác, thần số học giúp phân tích tính cách, xu hướng hành vi và định hướng cuộc đời. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến của thần số học trong đời sống:

14 03/25

Các con số chủ đạo của thần số học và ý nghĩa của chúng?

Trong thần số học (Numerology), các con số chủ đạo đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tính cách, tiềm năng và xu hướng cuộc đời của một người. Các con số này được tính toán dựa trên ngày sinh hoặc tên của cá nhân và có ý nghĩa đặc biệt. Dưới đây là 9 con số chủ đạo chính (từ 1 đến 9) và ý nghĩa của chúng:

12 03/25

Thần số học là gì? Các con số cơ và ý nghĩa trong thần số học

Thần số học (Numerology) là một bộ môn nghiên cứu về ý nghĩa của các con số và mối liên hệ giữa chúng với cuộc sống, tính cách, và vận mệnh của con người. Thần số học dựa trên quan niệm rằng mỗi con số đều mang một năng lượng và ý nghĩa đặc biệt, có thể ảnh hưởng đến cuộc đời của một người. Dưới đây là thông tin chi tiết về thần số học:

10 03/25

Khổ là gì? Có bao nhiêu loại? Làm sao để thoát khổ?

Khổ là một khái niệm quan trọng trong triết học, tôn giáo và tâm lý học, đặc biệt được đề cập sâu sắc trong Phật giáo. Dưới đây là giải thích chi tiết về khổ , các loại khổ và cách để thoát khỏi khổ.

08 03/25

Kinh dịch là gì? Nguồn gốc và lịch sử ra đời

Kinh Dịch (còn gọi là Dịch Kinh hoặc I Ching ) là một trong những tác phẩm cổ xưa và quan trọng nhất của nền văn minh Trung Hoa, được coi là một hệ thống triết học, khoa học dự đoán và tư tưởng sâu sắc. Đây không chỉ là một cuốn sách bói toán mà còn là một công trình nghiên cứu về sự biến đổi, quy luật tự nhiên và mối quan hệ giữa con người với vũ trụ. Dưới đây là tổng quan chi

06 03/25

Ngũ uẩn là gì? Ứng dụng của Ngũ uẩn trong cuộc sống

Ngũ uẩn (tiếng Phạn: Pañca-skandha ) là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo , dùng để mô tả cấu trúc của con người và sự tồn tại theo quan điểm Phật giáo. "Ngũ" nghĩa là năm, và "uẩn" (skandha) có nghĩa là nhóm, tập hợp hay thành phần. Ngũ uẩn được coi là năm yếu tố chính tạo nên sự hiện hữu của con người và thế giới vật chất. Hiểu rõ về Ngũ uẩn giúp con người nhận thức đư

04 03/25

Đạo giáo là gì? So sánh Đạo giáo với Nho giáo

Đạo giáo (hay Đạo Lão ) là một trong những triết học và tôn giáo cổ xưa nhất của Trung Quốc, được sáng lập bởi Lão Tử (Lão Đam) vào khoảng thế kỷ 6 TCN. Đạo giáo không chỉ là một hệ thống tín ngưỡng mà còn là một triết lý sống, tập trung vào sự hòa hợp với tự nhiên, tu dưỡng bản thân và đạt được trạng thái "Đạo" – tức là quy luật tối cao của vũ trụ. Dưới đây là thôn

02 03/25

Tam tòng tứ đức là gì? Ý nghĩa của Tam Tòng Tứ Đức

"Tam Tòng Tứ Đức" là một hệ tư tưởng trong Nho giáo , được sử dụng để định hình vai trò và chuẩn mực đạo đức của phụ nữ trong xã hội phong kiến. Quan niệm này nhấn mạnh sự tuân thủ, phục tùng và các phẩm chất đạo đức mà người phụ nữ cần có. Dù đã lỗi thời trong xã hội hiện đại, nhưng nó vẫn có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và quan niệm về vai trò giới ở nhiều q

28 02/25

Tam Cương Ngũ Thường là gì? Ứng dụng của Tam Cương Ngũ Thường

Tam Cương Ngũ Thường là một trong những hệ tư tưởng quan trọng của Nho giáo , được sử dụng để duy trì trật tự xã hội và đạo đức trong các mối quan hệ giữa con người. Đây là nền tảng cho việc xây dựng các giá trị luân lý, đạo đức trong gia đình và xã hội tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.