Tìm hiểu tiểu sử, quá trình công tác của Nguyễn Văn Cừ
27/09/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Nguyễn Văn Cừ được mệnh danh là chính trị gia nổi tiếng của nước nhà. Ông được coi là hậu duệ đời thứ 17 của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Để hiểu rõ hơn về tiểu xử, xuất thân và quá trình tham gia cách mạng của đồng chí, mời quý độc giả đón đọc bài viết dưới đây.
Tiểu sử, xuất thân của đồng chí Nguyễn Văn Cừ
Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 09/07/1912 tại Bắc Ninh và mất ngày 28/08/1941. Quê hương ông thuộc xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đồng chí sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo có phong trào truyền thống yêu nước.
Nguyễn Văn Cừ được mệnh danh là chính trị gia nổi tiếng của nước nhà
Ông được coi là hậu duệ đời thứ 17 của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Vì kế thừa truyền thống yêu nước của dòng họ và lớn lên trong mảnh đất “địa linh nhân kiệt” của xứ Kinh Bắc.
Chính vì thế mà những phẩm chất cách mạng của anh hùng dân tội, thông minh, bất khuất của đồng chí đã được hình thành từ rất sớm. Khi 17 tuổi, ông đã nhanh chóng trở thành một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, tổ chức và lãnh đạo quần chúng và đấu tranh chống áp bức, bóc lột của đế quốc thời phong kiến.
Không những vậy, vì được tô luyện trong Nhà tù ở Côn Đảo nên ông đã cùng với các chiến sĩ cộng sản biến nhà tù thành trường học cách mạng và tự trang bị cho mình lý luận cách mạng Mác-Lênin, trưởng thành cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất và trí tuệ.
Quá trình tham gia cách mạng của Nguyễn Văn Cừ
Từ thuở còn đi học trường Bưởi ở Hà Nội, đồng chí đã tham gia cách mạng. Sau khi bị đuổi học, ông đã về quê mở trường dạy học và tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để hoạt động. Trong quá trình công tác, ông đã nhận được nhiều chức vụ khác nhau như:
Từ thuở còn đi học trường Bưởi ở Hà Nội, đồng chí đã tham gia cách mạng
Giai đoạn công tác |
Nội dung |
1928 – 06/1929 |
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ thực hiện vô sản hóa, ra mỏ Vàng Danh làm phu cuốc than để rèn luyện mình và giác ngộ công nhân. Đến tháng 06/1929, ông được Gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. |
03/02/1930 - 1936 |
Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Đặc khu ủy ĐCSVN ở Hòn Gai-Uông Bí. Đến tháng 12/1931, đồng chí Bị thực dân Pháp bắt và bắt giam ở các nhà tù: Hỏa Lò, Hòn Gai và Côn Đảo. thời gian sau, ông đã tham gia các hoạt động khôi phục lại Xứ ủy Bắc Kỳ. |
09/1937 – 06/1939 |
Tại Hội nghị Ban Chấp hành TW, ông được bầu vào Thường vụ Trung ương Đảng Tại Hội nghị TW họp tại Tân Thới Nhất, Hóc Môn đồng chí được cử giữ chức vụ Tổng Bí thư ĐCSVN. Để đấu tranh phê bình trong Đảng, ông đã viết các tác phẩm nổi tiếng “Tự chỉ trích”. |
11/1939 – 18/01/1940 |
Đồng chí là một trong những người triệu tập Hội nghị TW họp tại Gia Định rồi quyết định việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương Trong khoảng thời gian đó, ông đã bị địch bắt tại Sài Gòn. |
23/11/1940 – 28/08/1941 |
Sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, thực dân Pháp đã khép đồng chí là người đã thảo ra “Nghị quyết thành lập MTTN dân tộc phản đế Đông Dương” và “Chủ trương bạo động” và là người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ Đến ngày 28/08/1941, ông cùng với một số đồng chí khác bị thực dân Pháp xử bắn tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định. |
Có thể nói, Nguyễn Văn Cừ là một trong những Tổng bí thư trẻ tuổi và có tài năng lãnh đạo xuất sắc, thật tự hào khi nước ta đã từng có một người như thế.
Hy vọng những thông tin liên quan đến tiểu sử, quá trình công tác của đồng chí Nguyễn Văn Cừ trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi hệ thống để cập nhật thêm nhiều kiến thức hấp dẫn về những vị lãnh đạo tài giỏi này.
Theo daihoidang.vn và tulieuvankien.dangcongsan.vn
4.8/5 (36 votes)