Tiểu sử Trần Quý Hai: Trung tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam
17/01/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Trần quý Hai được biết đến là một tướng lĩnh cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm Trung tướng. Ông là người có công lao đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước.
Bài viết hôm nay, hệ thống sẽ cập nhật nội dung chia sẻ về tiểu sử cũng như quá trình công tác của Trung tướng.
Tiểu sử, sự nghiệp của đồng chí Trần Quý Hai
Trần Quý Hai sinh năm 1913 tại Quảng Ngãi. Quê hương ông thuộc xã Châu Sa (Gò Rồng, Kim Lộc, Tịnh Châu) nay thuộc xã Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Đồng chí được biết đến là một vị tướng lĩnh cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm Trung tướng.
Trần quý Hai được biết đến là một tướng lĩnh cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam
Ông từng làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Trưởng Ban Cơ yếu TW, Chánh Thanh tra quân đội, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Ủy viên dự khuyết Xứ uỷ Trung Bộ, Uỷ viên TW Đảng khóa III.
Trong quá trình công tác, ông đã từng đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau, cụ thể như trong bảng mẫu dưới đây:
Giai đoạn |
Nội dung |
Trong kháng chiến chống Pháp |
Năm 1930, ông chính thức được Kết nạp vào Đảng viên ĐCS Việt Nam. Năm 1939, đồng chí bị giặc Pháp bắt, giam ở nhà lao Buôn Mê Thuột, Quảng Ngãi. Đến năm 1944, ông bị giam tù chính trị Ba Tơ, đồng thời tham gia thành lập chi bộ Đảng trong tù. Tháng 3 năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, đồng chí Trần Quý Hai tham gia thành lập Ủy ban Vận động cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi đồng thời tham gia lãnh đạo Khởi nghĩa Ba Tơ, khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Quảng Ngãi. Thời gian sau áo, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên thường trực Ủy ban kháng chiến kiêm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1946, đồng chí là Xứ uỷ viên dự khuyết Xứ uỷ Trung Bộ đồng thời phụ trách ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà rồi gia nhập Quân đội. Cuối 1946 TW điều ra Huế tham gia Ủy viên Dân - Chính - Đảng Thừa Thiên Huế - Chính trị ủy viên Trung đoàn Trần Cao Vân. Từ năm 1947 – 1952, ông được bầu làm Chính uỷ, rồi Tư lệnh Mặt trận Bình-Trị-Thiên kiêm Phó Bí thư Liên khu 4. Năm 1953 – 1954, đồng chí được bầu là Chính ủy mặt trận Trung Lào, chính ủy đầu tiên Đại đoàn 325 kiêm Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận Hạ Lào - Đông bắc Campuchia. |
Tập kết ra Bắc |
Từ tháng 9/1955-1960, đồng chí được bổ nhiệm làm Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam kiêm Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu. Từ năm 1961 - 1963, ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Bí thư Đảng ủy và Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Năm 1971-1972, đồng chí được bổ nhiệm làm Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông từng là Tư lệnh Mặt trận của Đường 9 Khe Sanh, Tư lệnh Mặt trận B5 – Quảng Trị. Từ năm 1973-1980, ông được bầu làm Thứ trưởng thường trực Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy TW, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra quân đội. Năm 1980-1985, đồng chí được bầu là Trưởng Ban Cơ yếu TW kiêm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ông được bầu là Uỷ viên Chính thức Ban Chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam khóa III. |
Các giải thưởng của Trung tướng
Với công lao đóng góp lớn lao cho sự nghiệp của Đảng và cách mạng, đồng chí Trần Quý Hai đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý, cụ thể:
Với công lao đóng góp lớn lao, đồng chí đã được trao tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều giải thưởng cao quý khác
- Huân chương Sao vàng và Huân chương HCM.
- 2 Huân chương QC hạng Nhất
- Huân chương Chiến thắng - kháng chiến - kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.
Bên cạnh đó, tên của ông còn được gắn biển cho đường Trần Quý Hai tại phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi, đường phố thuộc Phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng cùng với Trường Tiểu Học và Trung học tại Xã Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi.
Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung về tiểu sử, sự nghiệp của đồng chí Trần Quý Hai. Hy vọng ông sẽ mãi là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập, noi theo.
Theo vi.wikipedia.org và nguoikesu.com
4.8/5 (23 votes)