Tiểu sử Tôn Đức Thắng: Vị chủ tịch nước thứ hai của nước Việt Nam
06/10/2023 Đăng bởi: Hà Thu
Tôn Đức Thắng là một nhà cách mạng, vị lãnh tụ có nhiều công lao đóng góp lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ông được mệnh danh là vị chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây, hệ thống sẽ giới thiệu đến bạn tiểu sử, quá trình hoạt động của đồng chí.
Tiểu sử cuộc đời của đồng chí Tôn Đức Thắng
Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/08/1988 tại Cù lao Ông Hổ , làng Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đồng chí được biết đến với cương vị là một nhà cách mạng, vị chính khách và chủ tịch nước thứ hai của nước Việt Nam.
Tôn Đức Thắng là một nhà cách mạng, vị lãnh tụ có nhiều công lao đóng góp lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Ông là người kế nhiệm chức vụ này ngay khi chủ tịch Hồ Chí Minh để tiếp tục giữ gìn và phát huy tinh thần tự tôn dân tộc, bảo vệ độc lập cho đất nước.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ra và lớn lên trong một gia đình kinh doanh khá giả có nhiều người con. Ông được cha mẹ và anh chị em gọi là Hai Thắng. Vì lớn lên trong gia đình có điều kiện nên đồng chí được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng.
Vào năm 1906, sau khi tốt nghiệp Sơ cấp tiểu học Đông Dương tại long Xuyên, Tôn Đức Thắng đã rời quê lên Sài Gòn học nghề thợ máy tại Trường Cơ khí Á Châu. Sau khi tốt nghiệp, ông xếp hạng ưu và được nhận vào làm công nhân ở Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp đóng tại Sài Gòn.
Quá trình hoạt động chính trị của ông
Trong quá trình hoạt động chính trị, chủ tịch tôn Đức Thắng đã đảm nhận nhiều vai trò, chức vụ khác nhau, cụ thể như sau:
Ông được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1969
Giai đoạn công tác |
Nội dung |
1912 – 20/04/1919 |
Vì Tôn Đức Thắng tham gia tổ chức công nhân bãi công đòi quyền lợi nên ông đã bị sa thải khỏi nhà máy Ba Son. Đến năm 1913, ông làm công nhân ở Toulon tại pháp rồi được tuyển mộ làm lính thợ cho một đơn vị Hải quân Pháp và tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết năm 2014. Ngoài ra, ông còn là người treo cờ đỏ trên một thiết giáp hạm của Pháp để ủng hộ Cách mạng Nga. |
1920 – 08/1925 |
Đồng chí bị trục xuất khỏi nước Pháp. Sau khi trở về, ông đã vận động những người có cùng chí hướng với mình để thành lập Công hội bí mật nhằm mục đích giúp phát triển mạnh mẽ phong trào công nhân Sài Gòn ở Chợ Lớn, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân ở Ba Son. |
1927 |
Ông tham gia vào Hội Việt Nam CMTN với vai trò là Ủy viên Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn, Kỳ bộ Nam Kỳ và được phân công trực tiếp phụ trách phong trào công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn. |
1928 – 1930 |
Đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn rồi gán cho ông vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát. Tuy nhiên, nhờ có một đồng chí trẻ là chủ mưu cùng với sự vận động của một số nhân sĩ trí thức nên ông chỉ bị tuyên án chung thân khổ sai rồi đày ra Côn Đảo. Ngay tại nhà tù ở Côn Đảo, ông được tham gia vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. |
1945 – 06/01/1946 |
Sau cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí được trả tự do rồi trở về đất liền tham gia kháng chiến. Trong giai đoạn đó, ông đã bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu mới của nhân dân cả nước sau khi thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Theo đó, đồng chí được bầu cử giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I-VI. Đến ngày 06/01/1946, Tôn Đức Thắng được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên. |
1947 - 1951 |
Đồng chí được bầu làm Tổng thanh tra của Chính phủ & quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Xô, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng và Phó trưởng Ban Dân vận – Mặt trận Trung ương. |
1955 – 1960 |
Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy viên Hòa bình thế giới, Trưởng Ban Thường trực Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam DCCH. |
1969 - 1980 |
Tại kỳ họp đặc biệt Quốc hội khóa III, ông được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch danh dự Mặt trận tổ quốc Việt Nam. |
Có thể nói, chủ tịch Tôn Đức Thắng là người đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc và lý tưởng của cộng sản chủ nghĩa. Ông chính là hình ảnh trong sáng của tinh thần cách mạng bất khuất và là tấm gương cho thế hệ sau noi theo.
Hy vọng nội dung thông tin về tiểu sử, quá trình công tác của đồng chí Tôn Đức Thắng trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi hệ thống để cập nhật thêm nhiều tin tức, tài liệu bổ ích về vị lãnh đạo nổi tiếng.
Theo viip.org.vn và baoninhthuan.com.vn
4.8/5 (42 votes)