Tiểu sử Nguyễn Thị Quang Thái: Nhà hoạt động cách mạng Việt Nam
04/03/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Nguyễn Thị Quang Thái được biết đến là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng tại Việt Nam. Bà là một trong những thành viên thời đầu của phong trào Truyền bá Quốc ngữ thập niên 1930.
Cùng theo dõi nội dung chia sẻ bên dưới đây, hệ thống sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về tiểu sử thân thế và sự nghiệp của bà.
Tiểu sử thân thế của Nguyễn Thị Quang Thái
Nguyễn Thị Quang Thái sinh năm 1915 tại Nghệ An và mất năm 1944. Quê hương bà thuộc Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đồng chí được biết đến là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam.
Nguyễn Thị Quang Thái được biết đến là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng tại Việt Nam
Bên cạnh đó, bà cũng là thành viên thời đầu và hoạt động xuất sắc trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ thập niên 1930. Theo đó, bà cũng là em ruột nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai và vợ đầu của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bà sinh ra và lớn lên có cha là Nguyễn Huy Bình làm công chức hỏa xa ở TP Vinh, mẹ Đậu Thị Thư – một người buôn bán nhỏ. Trước năm 1940, gia đình ông bà Bình sống tại 132 phố Maréchal Foch, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.
Chịu ảnh hưởng của chị cả Minh Khai - sáng lập viên của Tân Việt Cách mạng Đảng nên bà sớm tham gia đảng Tân Việt - hoạt động trong Học sinh Đoàn. Đến năm 1929, bà cùng một người bạn tên là Hồ Cầm vào Huế để thi vào trường Đồng Khánh.
Trên chuyến tàu hỏa từ Vinh vào Huế, bà lần đầu tiên gặp gỡ với thanh niên trẻ có tên Võ Nguyên Giáp. Suốt thời gian ở Huế, hai người cùng hoạt động trong đảng Tân Việt và nảy sinh tình cảm sau nhiều lần gặp.
Sự nghiệp của nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái
Trong hoạt động phong trào học sinh yêu nước trường Đồng Khánh, bà bị chính quyền thực dân Pháp bắt về tội tham gia lãnh đạo phong trào nữ sinh. Đồng thời bà kêu gọi Đồng chí ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh, bị kết án 3 năm tù giam tại nhà lao Thừa Phủ.
Bà từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt về tội tham gia lãnh đạo phong trào nữ sinh
Mặc dù mới 16 tuổi nhưng bà lại nổi tiếng với câu nói mà nhiều bạn tù nhắc lại: Personne ne te dénonce, ne dénoncerai personne! Cuối năm 1931, ông cũng bị bắt và bị giam tại nhà lao Thừa phủ.
Vào cuối năm 1934, ông bà đều được trả tự do nhưng bị trục xuất khỏi Huế. Ngày 28/09/1935, ông bà kết hôn tại Vinh rồi quay về Hà Nội.
Lúc bấy giờ, bà được phân công vào công tác phụ vận của Xứ ủy Bắc Kỳ. Đồng thời phụ trách phong trào nữ trí thức và công thương, đảm nhiệm công tác thông tin liên lạc nhân viên cho TW Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đồng chí thường xuyên liên lạc với các yếu nhân của ĐCS Đông Dương như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn. Dù thi đỗ xuất sắc vào Trường Bà đỡ Hà Nội như các hoạt động tích cực trong phong trào học sinh, sinh viên nên bà sớm bị chính quyền thực dân phát hiện và đuổi học.
Đến năm 1938, bà tích cực hoạt động trong phong trào tham gia Ban huấn luyện, Truyền bá Quốc ngữ. Đến cuối năm 1939, đồng chí sinh người con gái đầu và duy nhất.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về tiểu sử thân thế và sự nghiệp của nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái. Hy vọng bạn sẽ thu thập được thêm nhiều kiến thức hay, hữu ích.
Theo vi.wikipedia.org và www.btxvnt.org.vn
4.9/5 (19 votes)