Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Thời điểm và các bước thực hiện hiệu quả
16/09/2022
Đăng bởi: Hà Thu
Hiện nay, đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt, mạnh mẽ của thị trường kinh tế, vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp đang trở thành mối quan tâm lớn hàng đầu.
Bởi đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành và tiết kiệm chi phí. Ngay sau đây, hãy cùng chuyên trang đến với nội dung bên dưới để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Như thế nào là tái cấu trúc doanh nghiệp? Có cần thiết không?
Tái cấu trúc doanh nghiệp là thực hiện quá trình khảo sát, đánh giá lại toàn bộ cấu trúc của công ty. Sau đó, sẽ trực tiếp đề xuất một mô hình mới, nhằm tạo ra trạng thái hoạt động hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.
Tái cấu trúc doanh nghiệp trong tiếng Anh gọi là Corporate Restructuring
Phương án này cần phải được cân nhắc, xem xét thường xuyên theo định kỳ, nếu không sẽ có thể mất cân bằng trong toàn bộ hệ thống. Thế nhưng, vấn đề này còn được xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp tái cấu trúc do áp lực bên ngoài sao cho thích nghi được với môi trường thương mại thay đổi.
- Doanh nghiệp tái cấu trúc do áp lực từ bên trong sao cho phù hợp với sự tăng trưởng, phát triển của mình.
Bên cạnh đó, cũng sẽ có những trường hợp doanh nghiệp cần tái cấu trúc do bị áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài.
Thời điểm “vàng” để tái cấu trúc doanh nghiệp là khi nào?
Theo các chuyên gia, một doanh nghiệp khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây chứng tỏ rằng đây là thời điểm cần thực hiện tái cấu trúc. Cụ thể:
Một số các dấu hiệu cần tái cấu trúc doanh nghiệp
- Dấu hiệu nhóm bề mặt: Doanh số công ty giảm, thị phần hẹp, hoạt động sản xuất & kinh doanh chậm, mất lợi thế về cạnh tranh,..
- Dấu hiệu nhóm cận mặt: Nó liên quan trực tiếp đến kết quả của hoạt động kinh doanh nhưng không có sự hợp tác giữa các bộ phận với nhau, chiến lược kinh doanh không rõ ràng, sản phẩm chất lượng kém,,...
- Dấu hiệu nhóm giữa: Nó không làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, nhưng sẽ ảnh hưởng gián tiếp, dần đều đến hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. Ví dụ: Người lãnh đạo không có khả năng quản lý, vấn đề của công ty không giải quyết được, nhân lực yếu,...
- Dấu hiệu nhóm sâu: Rất khó để nhận biết được nhất. Bởi nó phụ thuộc phần lớn vào ban quản trị của mỗi công ty. Ví dụ: Doanh nghiệp không có các triết lý kinh doanh, mục tiêu dài hạn, văn hóa chung cũng như không nhìn ra được rủi ro tiềm ẩn,...
5+ Bước tái cấu trúc doanh nghiệp
Để việc tái cấu trúc doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, công ty cần phải thực hiện theo đúng và đủ các bước sau đây:
Tái cấu trúc doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả vận hành cho công ty
- Bước 1: Xác định rõ ràng tình trạng công ty. Sau đó, đưa ra được mục tiêu và định hướng mới, phạm vi tái cấu trúc cho từng nhóm và bộ phận trong công ty.
- Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết cụ thể, việc thực hiện sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
- Bước 3: Xác định cách tiếp cận. Đây là vấn đề quan trọng doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến. Bởi nếu phương pháp không phù hợp, việc tái cấu trúc sẽ không hiệu quả. Ngoài ra, cũng có chiến lược thực hiện theo dạng “cuốn chiếu”, tức là làm đến đâu xong đến đó.
- Bước 4: Triển khai đúng theo từng bước kế hoạch. Không quá vội vàng để tránh sai sót và hoàn thành xong mỗi bước phải có sự đánh giá cụ thể về hiệu quả của nó.
- Bước 5: Vận hành hệ thống mới đồng thời đánh giá theo định kỳ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm, thời điểm và các bước thực hiện hiệu quả. Mong rằng bài viết này mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích.
Theo: jobsgo.vn
4.8/5 (73 votes)