Supplier Audit là gì? 4 bước thực hiện trong quá trình Supplier Audit
10/05/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Supplier Audit giúp công ty đánh giá, kiểm tra cũng như kiểm soát chất lượng nhà cung cấp khách quan. Đồng thời, đảm bảo nhà cung cấp có thể đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của dịch vụ, sản phẩm mà công ty dùng.
Vậy Supplier Audit là gì? 4 bước nào thực hiện trong quá trình Supplier Audit? Để giải đáp thắc mắc trên, hãy bớt chút thời gian tìm hiểu bài viết hôm nay bạn nhé!
Supplier Audit là gì?
Supplier Audit chính là bước đánh giá và phân tích những hoạt động đã và đang được diễn ra của đơn vị cung cấp
Supplier Audit chính là bước đánh giá và phân tích những hoạt động đã và đang được diễn ra của đơn vị cung cấp. Để ghi nhận điều không đúng, không phù hợp trong quy trình so với tiêu chuẩn, quy định ISO. Đồng thời cam kết giữa đơn vị cung cấp với công ty làm audit.
Supplier Audit được chia làm 2 loại hình:
- On-Desk Audit: Kiểm tra từ xa.
- On-Site Audit: Kiểm tra tại chỗ.
Khi thực hiện Supplier Audit có lợi ích gì?
- Đảm bảo dịch vụ/sản phẩm chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn, quy định cũng như yêu cầu của công ty.
- Thiết lập hệ thống kiểm tra toàn bộ chất lượng nhà cung cấp.
- So sánh và đánh giá năng lực của đơn vị cung cấp khách quan.
- Trong thời gian sử dụng, giảm thiểu những vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm.
- Củng cố, thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh lành mạnh dài lâu của công ty và đơn vị cung cấp.
4 bước thực hiện trong quá trình Supplier Audit
Sau đây là 4 bước cơ bản thể hiện trong quá trình Supplier Audit, cùng tìm hiểu thôi nào:
Thu thập thông tin và yêu cầu liên quan đến nhà cung cấp
Thu thập thông tin và yêu cầu liên quan đến nhà cung cấp
- Trước hết, bạn cần thu thập yêu cầu cũng như thông tin với nhà cung cấp như hồ sơ năng lực, hợp đồng, thông số kỹ thuật của sản phẩm….
- Tìm hiểu và kiểm tra các hồ sơ phía trên đồng thời xác định các quy định và yêu cầu nào cần kiểm soát trong quá trình trao đổi, kiểm tra nhà cung cấp.
- Yêu cầu đơn vị cung cấp gửi thêm một số tài liệu có liên quan đến sản xuất và chất lượng… nhằm có sự chuẩn bị tốt.
- Xác định địa điểm và thời gian, đội ngũ làm audit.
Lập audit checklist
Lập audit checklist là các tiêu chuẩn cũng như khía cạnh cần đánh giá, kiểm tra trong quá trình thực hiện audit được liệt kê dưới dạng bảng.
Lập audit checklist
Bắt đầu thực hiện Supplier Audit
- Đánh giá đơn vị cung cấp thông qua bảng checklist.
- Yêu cầu đơn vị cung cấp giải thích tiêu chuẩn và quy trình của họ.
- Ghi nhận và quan sát các điểm cần cải tiến và không hợp lý.
Lưu ý: Người làm audit phải tập trung đánh giá điểm yếu của đơn vị cung cấp và điểm nổi bật, phù hợp của họ. Để không đưa ra kết luận mang tính chủ quan gây ra sự bất đồng, khó chịu từ đơn vị cung cấp.
Tiến hành theo dõi action
Tiến hành theo dõi action
- Khi đã đánh giá đơn vị cung cấp, mọi hành động không tuân thủ sẽ ghi vào trong bản báo cáo và trong cuộc họp bế mạc sẽ thông báo với nhà cung cấp.
- Người đánh giá sẽ có nhiệm vụ nêu ra những hành động khắc phục mang tính chất tham khảo cho đơn vị cung cấp.
- Đơn vị cung cấp có nghĩa vụ làm những giải phát trên và cải tiến quy trình theo thời gian đã cam kết.
- Người audit sẽ kiểm tra cũng như theo dõi cho tới khi những hành động này hoàn tất.
Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về Supplier Audit. Đừng quên theo dõi hệ thống ngay hôm nay để cập nhật thêm nhiều bài viết đánh giá hay khác bạn nhé
Theo Vietquality.vn
4.8/5 (97 votes)