So với chiến lược kinh doanh, vì sao chiến lược thương hiệu quan trọng hơn?
07/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Vì sao chiến lược thương hiệu luôn quan trọng hơn chiến lược kinh doanh? Đây là một trong những thắc mắc của những doanh nhân mới vào nghề quan tâm, tìm hiểu. Để có được câu trả lời chính xác, đừng vội bỏ qua những chia sẻ dưới đây bạn nhé!
Vì sao doanh nghiệp nên quan tâm đến xây dựng thương hiệu?
Ngày nay, trước khi khách hàng ghé thăm nhà hàng, mua sản phẩm, dịch vụ hoặc đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh của bạn, họ sẽ tìm hiểu trên Google trước. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao doanh nghiệp nên quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu của mình.
Khi tương tác với mọi người dù là trực tuyến hay ngoại tuyến, thương hiệu của bạn vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
Khi tương tác với mọi người dù là trực tuyến hay ngoại tuyến, thương hiệu của bạn vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
Nếu muốn xây dựng một doanh nghiệp, bạn cần viết một bản kế hoạch kinh doanh từ toàn diện đến tập trung chi tiết vào các con số như: doanh thu, dòng tiền, chi phí, lợi nhuận.
Bạn có thể thấy, trong hầu hết các trường hợp, xây dựng thương hiệu không nằm trong tầm ngắm của đa số các cách doanh nghiệp, nếu có cũng rất ít.
Ngày nay, khi các nền tảng mạng xã hội phát triển nhanh chóng, nếu doanh nghiệp không có một bản kế hoạch thương hiệu toàn diện có thể sẽ bị bỏ lại phía sau.
Trong bản kế hoạch thương hiệu cần có những nội dung gì?
Một kế hoạch thương hiệu tốt nên tập trung vào chiến thuật, nguồn lực và niềm tin của doanh nghiệp theo hướng họ cần để đạt được mục tiêu.
Một kế hoạch thương hiệu tốt nên tập trung vào chiến thuật, nguồn lực và niềm tin của doanh nghiệp theo hướng họ cần để đạt được mục tiêu
Kế hoạch thương hiệu đóng vai trò giúp các chức năng như: Marketing, Digital, bán hàng, phát triển sản phẩm được thống nhất thành một khối nhất định.
Một bản kế hoạch thương hiệu thành công nên bắt đầu từ tầm nhìn, tức là ý tưởng về những gì thương hiệu đại diện hoặc tượng trưng. Trong đó, kế hoạch cũng nên có cả một nhiệm vụ “tấn công” cụ thể để kích hoạt thương hiệu.
Các mục tiêu như: OKRs, KPIs là nội dung tiếp theo của bản kế hoạch. Đây là những điều bạn muốn thương hiệu của mình đạt được, sau đó là các chiến lược hành động để cung cấp hướng đi.
Chỉ khi xác định được khách hàng mục tiêu(nhóm đối tượng đang cần sự hỗ trợ từ thương hiệu), kế hoạch thương hiệu mới thực sự thành công.
Để thuyết phục được nhóm đối tượng này mua sản phẩm, thương hiệu phải có 1 thông điệp chính giải thích vì sao công ty, sản phẩm của họ có thể làm được những điều đối thủ không thể.
Cuối cùng, một kế hoạch thương hiệu nên có các chiến lược quảng cáo, truyền thông nhằm mục đích thu hút khách hàng mục tiêu thực hiện hành động.
Ngoài ra, bạn nên nhớ xây dựng thương hiệu là về cảm xúc, xây dựng cách khách hàng của bạn cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ hay chính bản thân bạn.
Bài học rút ra từ Elon Musk về xây dựng thương hiệu
Elon Musk được biết đến như một thiên tài sáng tạo đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu của mình. Với khách hàng, họ không chỉ ngưỡng mộ khả năng sáng tạo, sự nhạy bén trong kinh doanh của ông mà còn cả về tư tưởng của Elon Musk nữa.
Elon Musk đã chỉ ra một doanh nghiệp để thành công phụ thuộc vào tính minh bạch, xác thực và những hành động chân thành, nhất là từ những người lãnh đạo
Elon Musk luôn chịu trách nhiệm về thương hiệu cá nhân của mình là một trong những điều thu hút nhất đối với người tiêu dùng về ông.
Vào năm 2013, khi Tesla phải hứng chịu làn sóng dư luận xấu, Elon Musk đã tự mình viết một bài đăng lên blog để bảo vệ mạnh mẽ sản phẩm của công ty và coi đó là bản sắc thương hiệu của chính mình.
Sự trung thực và chân thành của ông đã được người tiêu dùng khen ngợi bằng cách biến Model S của Tesla trở thành chiếc xe điện bán chạy nhất thế giới vào năm 2015 và 2016.
Elon Musk đã chỉ ra một doanh nghiệp để thành công phụ thuộc vào tính minh bạch, xác thực và những hành động chân thành, nhất là từ những người lãnh đạo.
Nếu dành nhiều thời gian, sự nỗ lực và nguồn lực cho kế hoạch xây dựng thương hiệu, bạn sẽ càng có nhiều khả năng tạo ra một thương hiệu tích cực, bền vững. Bên cạnh đó, kết hợp với sự ủng hộ của người tiêu dùng sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của bạn trong tương lai.
Theo Marketingtrips.com
4.9/5 (88 votes)