Rác thải sinh hoạt là gì? Quy trình phân loại và quy trình xử lý rác thải sinh hoạt đúng chuẩn
03/04/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Ngày nay, việc xử lý rác thải sinh hoạt đang là một vấn đề nhức nhối, cần quan tâm đặc biệt trong bối cảnh thế giới chung tay bảo vệ môi trường như hiện tại.
Mặc dù vậy, do nhiều lý do khác nhau, ở nhiều nơi vẫn chưa thể thực hiện đúng quy trình này. Vậy làm cách nào để phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt đúng nhất? Ngay sau đây, bạn hãy cùng chuyên trang khám phá vấn đề này nhé!
Rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt chính là những vật chất rắn được thải ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, lao động. Những chất thải này có thể xuất phát từ các hộ gia đình, khu dân cư, nhà máy sản xuất, bệnh viện…
Xử lý rác thải sinh hoạt là vô cùng cần thiết
Thành phần chính có trong rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ gây ô nhiễm cho môi trường. Do đó, việc xử lý chúng là vô cùng cần thiết đối với cuộc sống con người và các loài động thực vật.
Rác thải sinh hoạt được phân loại như thế nào trước khi xử lý?
Trước khi đưa vào xử lý, rác thải cần phải được phân loại dựa trên các quy định về môi trường. Cụ thể, những cơ sở chịu trách nhiệm vấn đề này sẽ chia rác thải làm 3 loại dưới đây:
Rác thải sinh hoạt có 3 loại
- Rác hữu cơ: Loại rác này bao gồm thực phẩm bỏ đi như rau củ quả, hoa lá, cây cỏ, bã trà…. Đây là kiểu chất thải dễ phân hủy; đồng thời có thể tận dụng trong việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật.
- Rác tái chế: Các vật chất rắn gồm: Giấy báo, bìa carton, kim loại, vải,… được xem là loại rác có thể tái sử dụng nhằm phục vụ cuộc sống con người.
- Rác vô cơ: Khác với hai loại trên, rác vô cơ phân hủy rất lâu, cũng như khó tái chế và đưa vào sử dụng. Nhóm này bao gồm các chất thải như: Túi nilon, hộp đựng thức ăn, băng vệ sinh, tã giấy,…
Quy trình thu gom và xử lý rác thải đúng chuẩn
Sau khi phân loại, điều cần làm tiếp theo chính là xử lý rác thải. Mỗi cơ sở có thể áp dụng những phương pháp khác nhau trong công việc này. Tuy vậy, quy trình xử lý vẫn phải có 4 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Đến từng nơi để thu gom.
- Bước 2: Phân nhóm rác thải rắn với các loại khác.
- Bước 3: Vận chuyển đến điểm tập kết để rửa sạch hoặc đem ép cục.
- Bước 4: Xử lý hoặc tái chế chất thải.
Để xử lý hoặc tái chế, các cơ sở áp dụng những cách cụ thể dưới đây:
Tận dụng rác hữu cơ bằng cách tái chế thành phân compost
Đối với rác hữu cơ, người ta thường tách riêng, đem ủ để tạo ra phân vi sinh. Sau đó, nghiền và sàng sẽ cho ra thành phẩm là phân compost.
Tận dụng rác hữu cơ bằng cách tái chế thành phân compost
Phân compost là loại chất mùn rất có lợi cho cây trồng, vì nó không thu hút côn trùng hay chứa mầm bệnh; ngoài ra còn cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thực vật.
Chôn lấp rác vô cơ an toàn, hợp vệ sinh
Rác vô cơ khó phân hủy được rải dưới hố hoặc đầm nén thành từng lớp, sau đó phủ đất lên bề mặt, phun thuốc và rắc vôi. Cuối cùng, người ta lấp đất lại và hoàn thô mặt bằng, trồng cây xanh.
Chôn lấp rác thải vô cơ an toàn, hợp vệ sinh
Bãi chôn lấp rác phải an toàn, hợp vệ sinh, đồng thời có lắp hệ thống thu khí và xử lý nước tốt để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường nước và đất. Quy trình này được xem là đơn giản và ít tiêu tốn chi phí nhất.
Thiêu đốt rác
Bên cạnh chôn lấp, rác không thể tái chế còn được đem thiêu đốt. Để thực hiện điều này, cần sử dụng nhiệt độ cao từ 1000 đến 1100 độ C. Phương pháp này giúp làm giảm số lượng rác thải phải chôn lấp.
Thiêu đốt rác gây ô nhiễm không khí
Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này là tiêu tốn nhiều chi phí để vận hành các nhà máy đốt rác. Song song với đó còn gây ra ô nhiễm không khí, có hại cho sức khỏe con người.
Trên đây là những thông tin về cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ chuyên trang.
Theo: thumuaphelieugiacao.com.vn
4.9/5 (71 votes)