Quy luật cạnh tranh là gì? Tác động của quy luật này đến nền kinh tế thị trường
13/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Cạnh tranh là một quy luật cơ bản đối với nền kinh tế, để tạo động lực phát triển. Vậy quy luật cạnh tranh là gì? Nó có tác động đến nền kinh tế thị trường như thế nào? Để có câu trả lời thỏa đáng đừng vội bỏ qua thông tin dưới đây bạn nhé!
Quy luật cạnh tranh là gì?
Quy luật cạnh tranh là điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất và trao đổi hàng hóa. Khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác cần chấp nhận cạnh tranh.
Quy luật cạnh tranh là điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất và trao đổi hàng hóa
Như vậy hoạt động cạnh tranh trong kinh tế thị trường là tất yếu. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thực hiện tốt nhất lợi ích của mình. Ví dụ cạnh tranh giữa công ty Cocacola và Pepsi.
Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh là điều tất yếu trong kinh tế thị trường. Thế nhưng cạnh tranh có tác động 2 mặt vừa là tích cực và tiêu cực.
Tác động tích cực
Những tác động tích cực của cạnh tranh như sau:
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
Trong kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh các chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm. Cũng như ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề lao động,… Kết quả cạnh tranh là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển nhanh hơn.
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, với mục đích lợi nhuận tối đa các chủ thể kinh tế bên cạnh hợp tác họ luôn cạnh tranh với nhau. Để giành giật những điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi, luôn đổi mới, sáng tạo.
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường
Nhờ vậy, các chủ thể trở nên năng động hơn, nhạy bén với thị trường. Các chính sách kinh tế liên tục được cải thiện để phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị trường. Qua đó, nền kinh tế thị trường không những được hoàn thiện.
Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ nguồn lực
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể phải cạnh tranh với nhau để tiếp cận các nguồn nhân lực. Như lao động, tài nguyên, công nghệ, vốn. kết quả của sự cạnh tranh này là làm cho nguồn lực được phân bổ một cách linh hoạt.
Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội
Ở kinh tế thị trường, sự tồn tại của doanh nghiệp sản xuất là do người tiêu dùng quyết định. Vì vậy để chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau.
Mục đích của người sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận cao nhất. Cho nên họ phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản phẩm phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tiêu cực còn có tác động tiêu cực của cạnh tranh khi cạnh tranh không lành mạnh như sau:
Gây tổn hại môi trường kinh doanh
Chẳng hạn đẻ chạy theo lợi nhuận sẽ có nhiều hoạt động lừa đảo, trốn thuế, làm hàng giả, buôn lậu,…Những hành vi tiêu cực này làm tổn hại đến môi trường kinh doanh, xói mòn giá trị đạo đức xã hội. Buộc Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế bằng pháp luật, cơ chế và chính sách.
Gây lãng phí nguồn lực xã hội
Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội vì có thể chiến giữ nguồn lực không đưa vào sản xuất kinh doanh. Để tạo ra hàng hóa và dịch vụ xã hội. Hơn nữa, còn có các hành vi ép giá đối thủ không có điều kiện sản xuất là phổ biến.
Gây tổn hại phúc lợi xã hội
Khi các nguồn lợi lực bị lãng phí, không được sử dụng hiệu quả, xã hội có ít cơ hội chọn để thỏa mãn nhu cầu. Ví dụ các hành vi đe dọa, hành hung với chủ xe tư nhân của các nhà xe lớn trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo Glory Education - TS.Trần Hoàng Hải
4.8/5 (96 votes)