PDCA là gì? Ý nghĩa và các giai đoạn trong chu trình PDCA
22/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
PDCA là gì? Mô hình PDCA có ý nghĩa như thế nào? Chu trình này có những giai đoạn nào? Đây hẳn là những câu hỏi mà bạn cũng như nhiều người khác đang quan tâm. Để có đáp án, hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây bạn nhé!
Mô hình PDCA là gì?
Mô hình PDCA hay còn gọi là chu trình PDCA. Nó bao gồm những yếu tố:
- “P” (Plan) tức là việc lập kế hoạch.
- “D” (Do) chính là quá trình thực hiện những kế hoạch đã đề ra.
- “C” (Check) nghĩa là kiểm tra việc thực hiện những kế hoạch đó.
- “A” (Act) được hiểu là thực hiện việc cải tiến, điều chỉnh thích hợp để bắt đầu lại quá trình lập kế hoạch điều chỉnh này và tiến hành lại mô hình PDCA mới.
PDCA là vòng chu trình thực hiện theo dõi, thay đổi mục tiêu và công việc đề ra
Qua đó chính ta có thể hiểu PDCA là vòng chu trình thực hiện theo dõi, thay đổi mục tiêu, công việc đề ra. Cứ thế chu trình thay đổi này được lặp đi lặp lại. Từ đó dẫn tới các cải tiến liên tục khi chính được đưa vào áp dụng.
Với chu trình này bạn có thể quản lý được các vị trí làm việc như nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, nhân viên Marketing dễ dàng mà không phải gặp bất kỳ vấn đề gì.
Ý nghĩa của chu trình PDCA
Chu trình PDCA có thể giúp chúng ta phân biệt một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh của họ. Đặc biệt là ở thời điểm hiện nay, các công ty luôn cố gắng làm tất cả mọi điều để hợp lý hóa quy trình sản xuất. Và từ đó gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí và cải thiện sự hài lòng của khách hàng, đạt được những lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra nhiều nhà quản lý đã dùng chu trình PDCA để chỉ đạo tổ chức của họ. Bởi PDCA gồm những nguyên lý rất cơ bản nhất của quá trình hoạch định chiến lược.
Ý nghĩa của chu trình PDCA
Các giai đoạn của mô hình PDCA
Lập kế hoạch- “P” (Plan)
Đây là giai đoạn đầu tiên, đồng thời cũng là giai đoạn quan trọng nhất đối với mô hình PDCA. Khi hoạch định đầy đủ và chính xác sẽ giúp định hướng tốt cho các hoạt động tiếp theo. Giai đoạn này gồm những việc sau:
- Thiết lập những mục tiêu cùng với mục đích mà doanh nghiệp của bạn muốn phát triển hoặc cải thiện.
- Mô tả nhiệm vụ một chi tiết với các thông tin cụ thể, rõ ràng.
- Thành lập một nhóm thực hiện và cài đặt thời hạn để hoàn thành.
- Ghi lại những dữ liệu dự kiến dùng trong khi thực hiện.
- Lập kế hoạch thực hiện, sau đó tiến hành phân tích công việc, người thực hiện, cùng với kết quả mong đợi, hướng dẫn hoặc cách vận hành… để làm nền tảng cho bước phía sau.
Thực hiện- “D” (Do)
Đây chính là giai đoạn thực hiện các kế hoạch đã đưa ra trong giai đoạn đầu. Quá trình thực hiện như sau:
- Bám sát để thực hiện theo những kế hoạch đã được đề ra.
- Thường xuyên cập nhật tiến độ của công việc.
- Tuân theo lịch trình công việc đã được đề ra, đồng thời ghi lại những vấn đề xuất phát khi làm việc.
Các giai đoạn của mô hình PDCA
Kiểm tra- “C” (Check)
- Sau khi thực hiện xong bạn cần kiểm tra kết quả có như kế hoạch đã đề ra không.
- Bạn hãy ghi lại tất cả những vấn đề đã phát sinh khi thực hiện như sai sót, thay đổi, khó khăn, hay là thách thức… có ảnh hưởng và tác động tới quá trình thực hiện.
- Xác định những nguyên nhân sâu xa của các vấn đề.
Hành động- “A” (Act)
- Tiến hành sửa lỗi sau bước kiểm tra.
- Xác định những biện pháp để phòng tránh cho vấn đề phát sinh.
- Lặp lại từ bước P-> D-> C-> A với những kế hoạch mới cho tới khi đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nhìn chung, mô hình PDCA đã giúp cải thiện hiệu suất quá trình có tổ chức và ổn định qua những giai đoạn như: Lập kế hoạch –> thực hiện –> kiểm tra –> Hành động. Hi vọng với các thông tin chia sẻ, các bạn có thể hiểu được rõ hơn về chu trình PDCA. Đừng quên gọi cho chúng tôi nếu cần tư vấn bạn nhé!
Theo: nghenghiep.timviecnhanh.com
4.9/5 (107 votes)