Nữ tướng Vietjet chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam
28/03/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Nội dung trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp trở thành nữ tỷ phú đầu tiên tại Việt Nam của nữ tướng Vietjet. Hãy dành chút thời gian để theo dõi, biết đâu những thông tin này sẽ góp phần giúp ích cho bạn đấy!
Làm việc hết mình, phải dấn thân mới mang đến khả năng có sự thay đổi
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hà Nội. Năm 17 tuổi, bà thi đỗ Đại học Ngoại Thương Hà Nội, sau đó được đi du học tại Đông Âu.
Đến năm 27 tuổi, bà nhận 1 tấm bằng Tiến sĩ Điều khiển học kinh tế, 2 tấm bằng cử nhân Quản lý kinh tế lao động và Tài chính tín dụng.
Ngay trên giảng đường, bà Thảo đã sớm bộc lộ tài năng kinh doanh của mình. Ở thời điểm đó, bà Thảo nhận thấy thị trường Đông Âu thiếu thốn, khan hiếm hàng tiêu dùng nên bà cũng cũng kinh doanh đủ thứ.
Làm việc hết mình, phải dấn thân mới mang đến khả năng có sự thay đổi
Đồng thời, bà cũng đưa về thị trường Việt Nam những mặt hàng cần thiết như: phân bón, thiết bị, phân bón,... Nhờ vào việc buôn bán hàng hóa qua lại giữa các nước, sau 3 năm bà đã có trong tay 1 triệu USD ở độ tuổi 21.
Trở về quê hương, bà trở nên khá kín tiếng, đến khi trở thành Tổng giám đốc hãng hàng không Vietjet Air, lọt vào top tỷ phú đô la của Forbes, bà mới thực sự được mọi người biết đến.
Năm 2005 và 2006, 2 ngân hàng tư nhân VIB và Techcombank sáng lập và điều hành đều có sự tham gia của bà Thảo. Đến năm 2008, bà tiếp tục đầu tư và trở thành Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị của ngân hàng HDBank.
Bên cạnh ngân hàng, trong lĩnh vực bất động sản bà còn để lại dấu ấn khá sâu đậm. Cụ thể, năm 2005 tại nước ta không có doanh nghiệp nào sở hữu, vận hàng khách sạn 5 sao(đều thuộc sở hữu của các nhà đầu tư ngoại quốc).
Sau khi thành công tại Nga, vợ chồng bà Thảo quyết định quay về quê hương để đầu tư. Nhận thấy Furama Resort Danang là khu du lịch nghỉ dưỡng đầy tài năng.
Vì thế, bà nhanh chóng tiếp cận đàm phán, mua lại khu nghỉ dưỡng Furama Resort Danang đang trên bờ vực phá sản của Lai Sun Development tạo nên từ 2 công ty con.
Thương vụ mua bán Furama Resort Danang thực sự là một món hời để thể hiện tầm nhìn của bà Thảo. Sau khi tiếp quản, khu nghỉ dưỡng kinh doanh ngày càng hiệu quả, trở thành đơn vị du lịch trong thời gian dài có đóng góp doanh thu và ngân sách lớn nhất Đà Nẵng.
Thương trường như chiến trường, sẽ không có chỗ cho sự yếu đuối
Với nền tảng là ngân hàng và bất động sản, bà Thảo đã đi một nước cờ cực kỳ mạo hiểm. Bà quyết định thành lập hãng hàng không Vietjet Air.
Để thành lập và duy trì một hãng hàng không cần đến một nguồn vốn khá khổng lồ, chưa kể Vietnam Airlines lúc bấy giờ là hãng gần như độc quyền thị trường nước ta.
Để phục vụ nhóm khách hàng, Vietjet đã thực hiện nhiều phương pháp để cắt giảm chi phí, từ đó giá cả của vé phải chăng và hợp lý hơn.
Với cách làm của riêng mình, hãng hàng không Vietjet Air đã thành công nhanh chóng. Kết quả kinh doanh của hãng cũng rất ấn tượng, mỗi năm doanh thu tăng hàng chục nghìn tỷ(năm 2014 – 2018) và lợi nhuận vượt 5.000 tỷ đồng(năm 2017 – 2018).
Thương trường như chiến trường, sẽ không có chỗ cho sự yếu đuối
Thực tế, hãng hàng không Vietjet Air đã được bà Thảo chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Bà chia sẻ rằng khi con trai mới chỉ vài tháng tuổi, bà đã bắt đầu tìm hiểu và mất tới 10 năm để nghiên cứu.
Bà có triết lý kinh doanh như sau: Làm thế nào để khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm, môi trường, điều kiện tốt nhất, chứ bà không nghĩ đến tiền. Bà còn khẳng định chưa bao giờ đếm xem mình có bao nhiêu tiền trong suốt hơn 30 năm làm trong lĩnh vực kinh doanh.
Bà cũng từng chia sẻ về cá tính mạnh mẽ của bản thân như sau: “Thương trường cũng giống chiến trường, sẽ không có chỗ cho sự yếu đuối. Đã hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phải chấp nhận sử sòng phẳng.
Các đối thủ cạnh tranh sẽ không vì bạn là phụ nữ mà buông tha. Làm việc gì bạn cũng phải cống hiến bằng năng lực, đừng trông chờ vào lợi thế”.
Trên đây là nội dung kể về câu chuyện khởi nghiệp để trở thành nữ tướng Vietjet, nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam – bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích phần nào cho việc phát triển sự nghiệp của bạn.
Theo Cafef.vn
4.9/5 (93 votes)