NATO là gì? Tất tần tật về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
24/03/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO) là một khối tổ chức quân sự, được thành lập năm 1949. Ban đầu gồm các nước Hoa Kỳ, Canada và một số nước Tây Âu.
Vậy NATO được thành lập từ lúc nào? Nguyên tắc hoạt động ra sao? Mời bạn cùng khám phá câu trả lời chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
NATO là tên viết tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, một liên minh quân sự được thành lập vào năm 1949. Nó đặt trụ sở chính tại Brussels, Bỉ.
NATO có tên tiếng anh là North Atlantic Treaty Organization
NATO là một khối quân sự - chính trị lớn nhất trên thế giới, liên kết phần lớn giữa các nước châu Âu, Hoa Kỳ và Canada. Đứng đầu bộ tư lệnh châu Âu chính là Tư lệnh tối cao(tướng Mỹ).
Hiện nay, NATO gồm 28 nước: Mỹ, An-ba-ni, Bỉ, Bun-ga-ri, Canada, Croatia, CH Séc, Ðan Mạch, Ê-xtô-ni-a, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hung-ga-ri, Ai-xơ-len, Italia, Lát-vi-a, Lít-va, Luých-xăm-bua, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ru-ma-ni, Xlô-va-ki-a, Xlô-vê-ni-a, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh.
Một trong những mục tiêu tuyên bố của NATO là để kiềm chế bất kỳ mọi hình thức xâm lược lãnh thổ nào chống lại bất kỳ quốc gia nào của thành viên NATO hoặc bảo vệ các thành viên đó.
Những năm đầu tiên thành lập, NATO là một liên minh chính trị
Cơ quan chính trị cao nhất của NATO là một Hội đồng Bắc Đại Tây Dương(Hội đồng NATO). Trong đó, sẽ bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, có nhiệm vụ tiến hành các phiên họp dưới sự chủ trì của Tổng thư ký NATO(Jens Stoltenberg).
Trên thực tế, mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô ngay lúc đó.
Có thể thấy, việc thành lập NATO dẫn đến việc nhiều nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Do đó, sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là một cuộc đối đầu chính của chiến tranh lạnh trong nửa cuối TK 20.
Từ ngày thành lập, NATO luôn thực hiện chính sách đẩy mạnh để chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh. Đặc biệt chính là việc tăng cường sức mạnh hạt nhân, tạo nên tình hình căng thẳng thường xuyên ở châu Âu và trên khắp thế giới.
NATO là khối quân sự - chính trị lớn nhất trên thế giới
Ngày 04/04/1949: Mỹ, Canada và mười nước Tây Âu ký Hiệp ước Oa-sinh-tơn thành lập NATO.
Ngày 10/03/1966: Tổng thống Sác Ðờ Gôn rút Pháp ra khỏi cơ cấu chỉ huy hợp nhất của NATO. Và năm sau, NATO chuyển trụ sở từ Pari sang Bỉ.
Ngày 09 - 10/12/1976: NATO bác bỏ các đề nghị của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va về việc từ bỏ sử dụng vũ khí hạt nhân và hạn chế các thành viên.
Ngày 19/12/1990: Sau khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt, NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va ra đưa ra một tuyên bố chung là không xâm lược lẫn nhau. Nhưng sau 8 tháng, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va chính thức giải thể.
Ngày 16/12/1995: NATO phát động chiến dịch quân sự lớn nhất nhằm để ủng hộ hiệp định hòa bình Bô-xni-a.
Ngày 24/03/1999: NATO bắt đầu các cuộc không kích chống Nam Tư ở Cô-xô-vô. Lần đầu tiên, liên minh quân sự này dùng lực lượng tiến công một nước có chủ quyền nhưng không được Liên hợp quốc thông qua.
Ngày 09/11/2001, NATO triển khai Hệ thống kiểm soát và cảnh báo phòng không ở Mỹ.
Ngày 11/08/2003: NATO đảm nhiệm lực lượng gìn giữ hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan được đặt tại Ca-bun.
Ngày 31/06/2006: Lực lượng NATO đảm nhiệm an ninh từ việc liên minh do Mỹ đứng đầu ở miền Nam Áp-ga-ni-xtan. Bắt đầu những chiến dịch khó khăn nhất trong lịch sử của khối quân sự này.
Ngày 02-04/04/2008: NATO tuyên bố nước cộng hòa thuộc Liên Xô(trước đây) như Gru-di-a và U-crai-na một ngày nào đó sẽ gia nhập khối quân sự này.
Ngày 03-04/04/2009: NATO kỷ niệm 60 năm ngày thành lập do Pháp và Ðức tổ chức. Lúc này, Croatia và An-ba-ni gia nhập NATO.
Ngày 23/07/2010: Nga cho biết, nước này sẽ sẵn sàng thiết lập lại hợp tác quân sự với NATO. Vì sau gần hai năm, các mối quan hệ này bị ngưng trệ trong khoảng thời gian diễn ra cuộc xung đột vũ trang ở Gru-di-a.
Ngày 03/11/ 2010, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Tổng Thư ký NATO, Nga cam kết sẽ tăng cường hợp tác với NATO tại Áp-ga-ni-xtan và xem xét lại hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa chung.
Trên đây là tất tần tật về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO). Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay cho chuyên trang để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Theo: luatduonggia.vn
4.9/5 (74 votes)