Mậu dịch là gì? Cách phân biệt giữa hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch
20/01/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Thuật ngữ “mậu dịch” chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người đang học và làm việc trong chuyên ngành kinh tế, tuy nhiên vẫn còn một số ít chưa biết về khái niệm này.
Vậy bạn đã hiểu đúng về định nghĩa của mậu dịch hay chưa? Và làm thế nào để phân biệt hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch? Đừng lo, ngay sau đây, chuyên trang sẽ hệ thống nội dung bài viết bên dưới để biết rõ hơn về vấn đề trên. Hãy cùng khám phá thôi nào!
Mậu dịch là gì? Và được ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực nào?
Đối với khái niệm mậu dịch(theo nghĩa Hán Việt), bạn có thể hiểu một cách đơn giản là mua bán và được ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh.
Mậu dịch theo nghĩa Hán Việt là hoạt động mua bán hàng hóa giữa các nước
Tuy nhiên, hoạt động mua bán này lại do chính cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý. Ở một khía cạnh khác, mậu dịch là một hình thức vận chuyển hàng hóa giữa nhiều vùng hay nhiều quốc gia với nhau.
Cách phân biệt giữa hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch
Ở phần trên, chuyên trang đã chia sẻ về khái niệm mậu dịch. Vậy sự khác nhau giữa hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch là như thế nào? Trước tiên, bạn phải hiểu và nắm rõ được định nghĩa.
Sau đó, bạn thực sự sẽ không quá khó khăn để phân biệt được chúng. Cùng chúng tôi khám phá, giải đáp câu trả lời ngay sau đây nhé!
Hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch sẽ có nhiều điểm hoàn toàn khác nhau
Sự khác biệt giữa hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch |
Hàng hóa mậu dịch |
Phi mậu dịch |
Định nghĩa |
- Hàng hóa mậu dịch nhập khẩu sẽ có các hợp đồng hay văn bản và phải được ký kết rõ ràng, minh bạch. * Lưu ý: Đối với hàng hóa mậu dịch, trong quá trình nhập khẩu phải cung cấp đầy đủ thủ tục, giấy tờ và thuế giá trị gia tăng cho cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền. |
- Phi mậu dịch là hàng hóa không được cấp phép buôn bán và thanh toán. - Những loại hàng hóa phi mậu dịch bao gồm: + Hành lý xách tay cá nhân. + Hàng quảng cáo. + Các loại hàng mẫu hay quà tặng dùng để biếu. + Sản phẩm, hàng hóa dùng để viện trợ cho nhân đạo. |
Giống nhau |
Đều phải trả phí vận chuyển quốc tế và phí giá trị gia tăng do cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền kèm theo hóa đơn. |
|
Khác nhau |
- Thời gian giao nhận hàng hóa, sản phẩm chậm. - Không bị giới hạn về số lượng hàng hóa trong một năm. - Cần hợp đồng mua bán hay văn bản cụ thể. - Dùng để trao đổi hàng hóa. |
- Thời gian giao nhận hàng hóa, sản phẩm nhanh. - Bị giới hạn về số lượng. - Không cần đến hợp đồng. - Không dùng để trao đổi hàng hóa hay buôn bán. |
Trên đây là tất tần tật những nội dung thông tin về khái niệm mậu dịch và cách phân biệt hai loại hàng hóa. Hy vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực này và đừng quên follow chuyên trang để cập nhật nhiều bài viết hay, chi tiết nhất!
Theo: wilsoninsight.com
4.8/5 (79 votes)