Lễ hội Võng La: Sự kiện độc đáo ở đình Đại Độ
23/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Lễ hội Võng La nhằm tưởng nhớ công lao 5 vị Thành hoàng, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn các vị anh hùng của dân tộc.
Hà Nội được ví như cái nôi văn hóa cả nước với nhiều hoạt động mang đậm nét truyền thống. trong đó, hội Võng La được xem như sự kiện tiêu biểu bạn không thể bỏ lỡ nếu có dịp ghé thăm mảnh đất nghìn năm văn hiến này.
Giới thiệu về lễ hội Võng La ở đình Đại Độ Hà Nội
Lễ hội võng La được tổ chức mỗi năm với 2 kỳ hội ngày 13-15 tháng giêng và rằm tháng 8 âm lịch tại đình Đại Độ. Qua đó, tưởng nhớ công ơn của 5 vị Thành hoàng là Lã Nương phu nhân Đại Vương, Quốc Công Đại Vương, Đệ nhất, nhị, tam Linh Tố Đại Vương-Linh Khổn, Minh chiêu, Cung Nhục.
Đội nữ tế thực hiện nghi thức dâng hương tại lễ hội Võng La
Đồng thời nhắc nhở cơn cháu về truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, tưởng nhớ tri ân công đức của anh hùng dân tộc đã hy sinh thân mình bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là dịp quảng bá văn hóa, kích cầu du lịch địa phương.
Sự kiện đặc sắc trong hội Võng La
Hội Võng La được bà con tổ chức rất trang trọng với 2 kỳ hội 1 năm. Vào tháng Giêng, hoạt động bắt đầu ngày 13-15 chùng ngày hóa ba vị Đại Vương. Bên cạnh đó rằm tháng 8 âm, lịch là ngày mất của bố mẹ 3 vị là bà Lã nương và Quốc Tế Đại Nhân.
Nghi lễ rước kiệu trong lễ hội Võng La
Sáng ngày 13 tháng giêng những vị cao niên trong đội lễ mặc trang phục truyền thống thực hiện nghi thức bao sái, mộc dục tượng, đồ thờ và mở cửa đình Đại Độ. Buổi chiều đội tế lễ nam, nữa lần lượt làm lễ nhập tịch, dâng hương.
Nghi lễ rước kiệu sẽ được bắt đầu từ sáng sớm 14 với đoàn rước gồm có:
● Đội múa sư tử.
● Phường bát âm.
● Đội cầm cờ, bát bảo.
● Đội khiêng kiệu.
● Đội tế lễ nam, nữ.
● Dân làng và du lịch.
Trong đó, thành viên đội kiệu phải là thanh niên chưa lập gia đình khỏe mạnh. Chiều cùng ngày đội tế nam, nữ sẽ dâng hương thánh.
Sáng 15, đội nữ tế mặc áo dài truyền thống dâng hương thánh. Chiều 15, đội tế nam thực hiện tế giã hội, phát lộc thánh. Ngoài ra, xuyên suốt sự kiện có nhiều trò chơi dân gian như hát quan họ, múa sư tử, chọi gà, chèo thuyền hát chèo văn…
Truyền thuyết về Lã Nương phu nhân và Quốc Tế Đại Nhân
Thời Hùng Vương thứ 18 Quốc Tế Đại Nhân cùng phu nhân là bà Lã Nương được giao quản lý kho lương thực và kho bạc ở xã Võng La đình Đại Độ. Ông bà là người đức độ, hiền từ thường làm việc thiện giúp dân nhưng lại hiếm con bởi thế họ rất phiền muộn.
Truyền thuyết về Lã Nương phu nhân và Quốc Tế Đại Nhân
Một hôm Lã Nương nằm mơ có 2 con bạch xà bò từ sông lên người. Không lâu sau đó, bà thụ thai hạ sinh 3 người con trai văn võ song toàn. Lớn lên đến tuổi phụng sự đất nước 3 chàng trai được phong tướng quân đánh quân Thục xâm lược. Toàn thắng trở về ba ông lại qua đời không rõ lý do.
Tiếc thương số đoản mệnh của họ, vua cùng dân làng lập đền thờ tại đình Đại Độ. Sắc phong là Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương, đệ Nhị Linh Tố Đại Vương, Đệ Tam Linh Tố Đại Vương.
Tổng kết
Như vậy, sự kiện thu hút đông đảo du khách ghé thăm nhờ nét văn hóa truyền thống đặc sắc và không gian cổ kính, hữu tình. Qua đó, kích cầu du lịch địa phương, từng bước đưa du lịch thành nền kinh tế mũi nhọn. Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của cha ông ta, giáo dục lớp trẻ lòng biết ơn, tự hào, tự tôn dân tộc.
Hy vọng bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về lễ hội Võng La. Theo dõi web để cập nhật nhiều thông tin khác bạn nhé!
Theo Mytour.vn
4.9/5 (18 votes)