Lễ hội Đình Trà Cổ: Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia
24/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Lễ hội Đình Trà Cổ được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng 6 âm lịch là một sự kiện văn hóa quan trọng, mang đậm dấu ấn lịch sử và truyền thống của người dân nơi đây.
Lễ hội Đình Trà Cổ hiện nay đã trở thành một điểm nhấn nổi bật trong bản đồ sự kiện đặc sắc của Việt Nam, thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia.
Sự ra đời của lễ hội Đình Trà Cổ
Theo sử sách, đình Trà Cổ gắn liền với truyền thuyết “Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn”. Vào năm 1461, những người dân làm nghề đánh cá từ Đồ Sơn, Hải Phòng, thường đi xa để mưu sinh và trong một lần bão lớn, mười hai gia đình đã bị trôi dạt đến một bán đảo hoàng vu chỉ có sú vẹt, lau sậy.
Nghi thức rước Vua mở đầu phần lễ hội
Sau khi sáu gia đình quyết định quay về, sáu gia đình còn lại đã kiên trì ở lại, lập nên vùng đất mới Trà Cổ.
Ngôi đình Trà Cổ ban đầu được xây dựng bởi những người dân nơi đây, với lòng thành kính, họ đã xin chân hương từ quê cũ để thờ các vị thành hoàng và phối thờ sáu vị tiên công có công khai phá vùng đất này.
Đình Trà Cổ đã trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần nhất vào năm 2012. Ngôi đình hiện nay nằm trên khu đất rộng hơn 1.000m², quay hướng Nam, mang kiến trúc kiểu chữ đinh truyền thống với 5 gian 2 trái bái đường và 3 gian hậu cung.
Kiến trúc gỗ cổ truyền được xây dựng bằng các khung gỗ liên kết với nhau qua các chốt mộng, mái đình lợp ngói vảy, bốn góc đao cong vút như con thuyền vượt sóng.
Đặc biệt, các bức cốn ở vì kèo được chạm trổ tinh xảo, sống động với các đề tài phong phú. Ngôi đình này được đánh giá là một trong những công trình có quy mô lớn và kiến trúc độc đáo nhất khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Những hoạt động chính trong lễ hội bao gồm gì?
Sự kiện này không chỉ mang đến những hoạt động phong phú và truyền thống như lễ rước vua, hội thi "Ông Voi", mà còn phản ánh sâu sắc ý thức cộng đồng và tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân nơi đây. Cụ thể:
Những Ông Voi được chăm sóc chu đáo
Thời gian diễn ra
Hằng năm, từ mùng 1 đến mùng 3 tháng 6 âm lịch, người dân Trà Cổ tổ chức hội đình để tưởng nhớ công ơn Thành hoàng làng.
Đình Trà Cổ không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh mà còn một công trình kiến trúc độc đáo, đánh dấu cột mốc văn hóa tâm linh nơi địa đầu Tổ quốc.
Mặc dù từng bị gián đoạn do chiến tranh, lễ hội Trà Cổ đã được khôi phục vào năm 1993. Từ đó đến nay vẫn coi như một sự kiện văn hóa quan trọng, niềm tự hào của người dân địa phương.
Trong hội này, nhiều phong tục đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông Hồng vẫn được giữ gìn. Với các quy định nghiêm ngặt về thủ tục, đặc biệt việc lựa chọn ông Đám và chăm sóc chú lợn tế lễ, thường được gọi kính trọng là "Ông Voi".
Các hoạt động trong khuôn khổ
Thông thường, trước ngày lễ chính, vào ngày 25 tháng 5 âm lịch, đoàn thuyền từ Trà Cổ sẽ bắt đầu hành trình về quê tổ Đồ Sơn.
Đến ngày 30 tháng 5, đoàn thuyền sẽ quay trở lại Trà Cổ. Vào ngày 1 tháng 6, hội chính thức bắt đầu với lễ rước Vua ra bể(hay còn gọi rước Vua ra miếu).
Nghi thức này bao gồm một đội quân mang vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu, và người cầm cờ. Những người này được chọn lựa kỹ càng từ cuối hội năm trước, phải là người cường tráng, trẻ trung, và có đạo đức. Đoàn rước còn có những người khiêng kiệu theo sau.
Sau lễ rước là cuộc thi trưng bày các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, trong đó nổi bật nhất cuộc thi các "Ông Voi" - những chú lợn được các cai đám và người dân làng chăm sóc kỹ lưỡng suốt nhiều tháng trước khi vào hội.
Một điểm độc đáo khác của lễ hội Trà Cổ là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, nơi những ai nấu ăn giỏi sẽ được cả làng biết đến và tôn vinh.
Năm 2020, lễ hội Đình Trà Cổ đã được Nhà nước công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Vào ngày cuối cùng này, người dân cầu mong sự phù trợ từ trời đất và thần linh để có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, và công việc làm ăn thuận lợi.
Những hoạt động chính trong lễ hội bao gồm gì?
Hội thi "Ông Voi"
Hội thi "Ông Voi" là một cuộc thi đặc sắc trong lễ hội Trà Cổ, quy tụ 12 chú lợn được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi 12 người gọi "cai đám". Đại diện cho 12 vị tiên công đã có công khai khẩn vùng đất Trà Cổ xưa.
Theo truyền thống, trước mỗi lễ hội, làng Trà Cổ sẽ họp để chọn ra 12 người làm "cai đám" để chuẩn bị cho cuộc thi lợn vào năm sau. Đây là những người trung tuổi, khỏe mạnh, có phẩm hạnh, lối sống lành mạnh và gia đình hòa thuận.
Việc được chọn làm "cai đám" là một vinh dự lớn, vì theo quan niệm xưa, gia đình nào hoàn thành tốt nhiệm vụ này sẽ được hưởng lộc, sức khỏe và làm ăn phát đạt.
Mỗi "cai đám" sẽ nuôi một con lợn từ đầu năm. Con lợn này không chỉ là lợn mà còn được gọi "Ông Voi", được coi như linh vật của gia đình và của làng. Chúng sẽ được chăm sóc đặc biệt trong một chuồng riêng sạch sẽ, có quạt mát và màn chống muỗi.
Chiều ngày 30 tháng 5 âm lịch, sau lễ tế gia tiên, các "Ông Voi" sẽ được tắm rửa sạch sẽ và đặt vào những chiếc cũi sơn đỏ có mái rèm che.
Sau đó, 12 "Ông Voi" được xếp thành hai hàng trước cửa đình để chầu thần, với Trưởng "cai đám" đứng đầu bên phải và Phó "cai đám" đứng đầu bên trái, mỗi bên có 6 chú lợn.
Theo tục lệ, các "Ông Voi" sẽ phải chầu thần tại đình suốt một đêm, trong khi các "cai đám" và ban tổ chức lo việc cúng lễ, đèn nhang.
Kết luận
Lễ hội Đình Trà Cổ không chỉ bày tỏ lòng biết ơn và sự tưởng nhớ đối với các vị Thành hoàng mà còn thể hiện ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và xây dựng biên giới ngày càng vững mạnh.
Bên cạnh lễ hội Đình Trà Cổ du khách đến Quảng Ninh còn có cơ hội tham gia vào các sự kiện hấp dẫn khác. Những ngày sự kiện quan trọng này không chỉ giàu tính truyền thống mà còn phản ánh nét đẹp đặc sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Theo Mia.vn
4.9/5 (16 votes)