Kháng cáo là gì? Quy định và thủ tục kháng cáo theo quy định pháp luật
28/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Theo quy định của pháp luật, kháng cáo là một trong những quyền của một số người tham gia tố tụng. Căn cứ vào đó, các phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ được diễn ra để xử lý.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ kháng cáo là gì? Cụ thể cần làm những thủ tục thế nào. Chính vì thế nhiều trường hợp bị án oan, không đảm bảo được quyền lợi cho bản thân.
Kháng cáo theo quy định pháp luật là gì?
Kháng cáo là hành vi tố tụng nhằm yêu cầu tòa án cấp trên xem xét xử lại. Theo đó nó chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án của tòa sơ thẩm nhưng đương sự không đồng ý với phán quyết đó. Hay hiểu đơn giản, kháng cáo chính là chống án.
Kháng cáo được tiến hành khi quyết định bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực
Quá trình kháng cáo cần được tiến hành khi quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Theo quy định, hành vi này có thể áp dụng cho tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.
Những trường hợp được kháng cáo theo quy định của pháp luật
Nhiều người vẫn cho rằng kháng cáo là quyền lợi của mọi công dân. Tuy nhiên, Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã quy định rõ, những người có quyền kháng cáo bao gồm:
Người kháng cáo có thể là bị cáo, bị hại hoặc người bảo vệ quyền lợi cho họ
· Bị cáo trong vụ án sơ thẩm và người đại diện hợp pháp.
· Người bị hại trong vụ án và người đại diện hợp pháp.
· Người đại diện bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Trường hợp bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người có hạn chế về thể chất hoặc tinh thần(có thể là luật sư biện hộ hoặc người giám hộ).
· Nguyên đơn dân sự trong vụ án và người đại diện hợp pháp.
· Bị đơn dân sự trong vụ án và người đại diện hợp pháp.
· Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ.
Thủ tục kháng cáo chi tiết cần nắm rõ
Để đảm bảo quyền lợi người kháng cáo cần phải tiến hành theo đúng luật định. Cụ thể, thủ tục kháng cáo được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Nộp đơn kháng cáo
Người kháng cáo có mong muốn được xét xử lại vụ án, tiến hành gửi đơn kháng cáo đến tòa án xét xử sơ thẩm hoặc tòa án cấp phúc thẩm.
Có thể gửi đơn kháng cáo hoặc trao đổi trực tiếp với tòa án xét xử sơ thẩm
Trường hợp đang bị tạm giam thì gửi đơn kháng cáo tới trưởng nhà tạm giam hoặc giám thị trại tạm giam. Những người này có nghĩa vụ giao lại đơn cho tòa án sơ thẩm đã ra bản án.
Nếu không làm đơn người kháng cáo có thể tiến hành kháng cáo trực tiếp với tòa án xét xử sơ thẩm hoặc tòa án cấp phúc thẩm. Để đảm bảo việc kháng cáo là có căn cứ, bạn cần gửi kèm các bằng chứng, chứng cứ, tài liệu liên quan.
Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn kháng cáo
Sau khi tiếp nhận đơn hoặc biên bản về việc kháng cáo, tòa án cấp sơ thẩm sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ.
Nếu người gửi đơn là người không có quyền kháng cáo, trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn, tòa án tiếp nhận sẽ trả lại đơn cho người kháng cáo. Đồng thời tiến hành thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, viện kiểm sát nhân dân về lý do trả lại đơn.
Bước 3: Thụ lý vụ án
Khi tòa án đã xác thực tính hợp lệ của đơn kháng cáo sẽ tiến hành ra thông báo thụ lý vụ án. Các bước chuẩn bị xét xử và xét xử được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Thời hạn kháng cáo là bao lâu?
Đơn kháng cáo chỉ có hiệu lực khi người kháng cáo gửi trong thời gian quy định. Theo đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm được quy định cụ thể tại Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự:
Đối với người có mặt tại phiên tòa, thời gian kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án
· Những người có mặt tại phiên tòa: 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
· Những người vắng mặt tại phiên tòa: 15 ngày kể từ ngày bản án được niêm yết hoặc giao cho họ.
Trường hợp quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của tòa án cấp sơ thẩm, thời hạn kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày nhận quyết định.
Nắm rõ kháng cáo là gì, thủ tục như thế nào theo đúng quy định sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình trong các vụ án dân sự. Đừng ngại để lại bình luận dưới bài viết này nếu cần tư vấn thêm.
Theo Luatduonggia.vn
4.9/5 (82 votes)