Hội thẩm nhân dân là gì? Điều kiện để trở thành hội thẩm nhân dân
18/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Hội thẩm nhân dân là người được bầu cử theo quy định của pháp luật, thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từ a-z về Hội thẩm nhân dân. Cụ thể thế nào, tất cả sẽ có ngay sau đây, mời quý độc giả hãy cùng tham khảo nhé!
Hội thẩm nhân dân là gì?
Theo quy định của pháp luật, việc xét xử sơ thẩm của Tòa án phải có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân(trừ trường hợp thực hiện theo thủ tục rút gọn).
Hội thẩm nhân dân phải có trong những phiên xét xử sơ thẩm dân sự, hình sự, hành chính theo quy định của pháp luật
Như vậy, Hội thẩm nhân dân phải có trong những phiên xét xử sơ thẩm dân sự, hình sự, hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều này nhằm mục đích vụ án được xét xử công bằng, đúng tội, đúng người, công dân được thể hiện ý kiến trong quá trình xét xử.
Ngoài ra, trong việc biểu quyết, Hội thẩm được giao quyền ngang với thẩm phán để ra bản án theo hình thức đa số. Do đó, việc có hội thẩm xét xử là một chủ trương đúng đắn của đảng trong việc nâng cao nền tư pháp của nước Việt Nam.
Pháp luật hiện nay quy định thế nào về Hội thẩm?
Hiện nay, nước ta có 2 loại hội thẩm là:
- Hội thẩm nhân dân làm việc trong TAND cấp huyện và tỉnh.
- Hội thẩm quân nhân làm việc trong TAQS khu vực và cấp quân khu.
Theo nguyên tắc xét xử sơ thẩm có sự tham gia của hội thẩm, hội thẩm đại diện cho cái nhìn của xã hội trong động xét xử sơ thẩm này. Vì vậy, đây không phải người xét xử chuyên nghiệp, công chức nhà nước.
Tiêu chuẩn để trở thành Hội thẩm chỉ đề cao uy tín trong cộng đồng dân cư bên cạnh những phẩm chất đạo đức khác. Về chuyên môn, Hội thẩm chỉ cần có kiến thức pháp luật, hiểu biết xã hội, không cần bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.
Hội thẩm làm việc theo nhiệm kỳ tương tự như thẩm phán, nhưng thời gian nhiệm kỳ lại có sự khác biệt. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân dựa theo nhiệm kỳ của HĐND đã bầu ra mình, hội thẩm quân nhân có nhiệm kỳ cố định 5 năm tính từ ngày được bầu cử.
Để trở thành Hội thẩm nhân dân cần điều kiện gì?
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về điều kiện để trở thành Hội thẩm, nhiệm vụ, chế độ và chính sách đối với Hội thẩm nhân dân, cụ thể:
Để trở thành Hội thẩm nhân dân, bạn phải có kiến thức pháp luật và hiểu biết về xã hội
Điều kiện để trở thành Hội thẩm
Để trở thành Hội thẩm nhân dân, bạn cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Là công dân của nước Việt Nam, trung thành với Hiến pháp, Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng, tinh thần dũng cảm, liêm khiết, chính trực và kiến quyết bảo vệ công lý.
- Có kiến thức pháp luật và hiểu biết về xã hội.
- Có sức khỏe tốt nhằm đảo bảo hoàn thành trọng trách, nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân là xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của TAND theo phân công của Chánh án nơi được bầu làm Hội thẩm.
Có nghĩa vụ làm theo sự phân công của Chánh án, nếu không thực hiện được phải nêu rõ lý do. Trong 1 năm công tác không được phân công làm nhiệm vụ xét xử, Hội thẩm có quyền yêu cầu Chánh án cho biết nguyên nhân.
Chế độ và chính sách dành cho Hội thẩm
Hội thẩm nhân dân sẽ được hưởng các chế độ và chính sách sau đây:
- Được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của TAND.
- Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án và có ngân sách địa phương hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
- Nếu là cán bộ, viên chức, công chức, quân nhân tại chỗ, thời gian làm nhiệm vụ của Hội thẩm sẽ được tính vào thời gian làm việc ở đơn vị, cơ quan.
- Được tôn vinh, khen thưởng theo quy định.
- Được hưởng phụ cấp xét xử, được cấp Giấy chứng minh Hội thẩm, trang phục để làm nhiệm vụ.
Nguyên tắc xét xử giữa Hội thẩm và Tòa án
Được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức, cơ quan can thiệp vào việc xét xử dưới bất kỳ hình thức nào.
Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Hội thẩm, Thẩm phán sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Theo Luatminhkhue.vn
4.9/5 (88 votes)