Đất hiếm là gì? Đất hiếm có tại Việt Nam không?
22/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Đất hiếm là thứ "hàng" rất quan trọng trong việc phát triển khoa học công nghệ. Khái niệm này khi được nhắc đến chắc hẳn vẫn còn rất xa lạ với nhiều người.
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về "món hàng" khiến các ông lớn trên thế giới đều phải thèm khát bằng những thông tin dưới đây bạn nhé!
Đất hiếm là gì?
Đất hiếm là loại đất có rất nhiều nguyên tố hóa học được tìm thấy trong vỏ trái đất. Nó không tập trung tại một điểm nhất định, rải rác ở khắp nơi trên thế giới.
Đất hiếm là loại đất có rất nhiều nguyên tố hóa học được tìm thấy trong vỏ trái đất
Cụ thể, trong đất hiếm có 17 nguyên tố đặc biệt là: Xeri, Dysprosi, Erbi, Europi, Gadolini, Holmi, Lantan, Luteti, Neođim, Praseođim, Prometi, Samari, Scandi, Terbi, Tuli, Ytterbi, Yttri.
17 nguyên tố này rất hiếm nhưng không phải vì sản lượng trong tự nhiên ít, chúng hiểm bởi nó rất khó khai thác.
Bạn nghĩ sao khi đào cả tấn đất chỉ để khai thác vài gam đất hiếm? Bên cạnh đó, việc khai thác này sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường và các nguyên tố trong nó cũng vô cùng độc hại. Do đó, các quốc gia phát triển như phương Tây cũng rất hạn chế cấp phép để khai thác đất hiếm.
Tác dụng của đất hiếm
Đất hiếm có vai trò cực kỳ quan trọng nếu muốn phát triển khoa học công nghệ, gia tăng sức mạnh quân sự. Cụ thể:
- Trong lĩnh vực công nghệ: Một trong những nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất các thiết bị điện tử là đất hiếm.
-Trong công nghiệp: Đất hiếm được dùng để sản xuất vật liệu siêu dẫn, nam châm vĩnh cửu, chất xúc tác,...
- Trong lĩnh vực quân sự: Đất hiếm là nguyên liệu rất quan trọng để tạo ra tên lửa, radar, thiết bị y tế và vũ khí quân sự tối tân như: tàu ngầm, máy bay,...
Với việc có giá trị sử dụng cao và hiếm nên loại đất ngày được xem là quặng có giá trị cao. Đồng thời, nó cũng là một quân cờ quan trọng trên bàn cờ, trong những cuộc chiến về thương mại và công nghệ trên thế giới.
Vì vậy, các nước càng sở hữu nhiều mỏ đất hiếm, về lâu dài sẽ càng có tiếng nói trên thị trường quốc tế.
Giải đáp thắc mắc đất hiếm có tồn tại ở Việt Nam hay không?
Không chỉ là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam hiện nay còn đang sở hữu “đất hiếm” khiến các ông lớn trên toàn cầu phải thèm khát.
Việt Nam hiện nay đang sở hữu “đất hiếm” khiến các ông lớn trên toàn cầu phải thèm khát
Thời xưa, ông cha ta có câu: “Việt Nam rừng vàng biển bạc” quả thật không sau một chút nào. Rừng tại nước ta có rất nhiều loại gỗ quý hiếm, đa dạng loài động vật và còn có cả đất hiếm – một trong những nguyên liệu cực kỳ quan trọng để phát triển đất nước sau này.
Các chuyên gia ước tính trên toàn cầu, sản lượng đất hiếm có mặt là 120 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc đứng đầu với 44 triệu tấn, tiếp theo là Việt Nam và Brazil có 22 triệu tấn.
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là 2 nước Trung Quốc và Brazil đã khai thác đất hiếm từ rất lâu rồi, còn ở Việt Nam do chưa bị khai thác nên sản lượng hầu như còn nguyên.
Tóm lại, ngoài dầu mỏ, đất hiếm tại nước ta cũng là nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào. Nó có thể được xem là mỏ vàng nếu chúng ta biết cách khai thác hợp lý.
Ngoài ta, mỏ đất hiếm của Việt Nam chủ yếu tập trung ở Tây Bắc, còn mỏ đất hiếm lớn nhất nước ta cũng như lớn nhất Đông Nam Á nằm ở Tam Đường(Lai Châu).
Theo Blogchiasekienthuc.com
4.9/5 (96 votes)