Đặc điểm, dấu hiệu, cách điều trị và phòng bệnh sốt xuất huyết
13/12/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Trên thế giới, sốt xuất huyết được biết đến là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ bùng phát thành dịch với số lượng mắc phải lớn, nếu trở nặng không được cấp cứu, điều trị kịp thời sẽ bị tử vong.
Chính vì thế, hiện nay có rất nhiều người lo ngại về mức độ lây lan của loại bệnh này. Dưới đây sẽ là những thông tin về sốt xuất huyết bạn cần biết để phòng tránh!
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết bằng cách nào?
Theo Tổ chức Y tế thế giới(WHO) cho biết, virus Dengue lây truyền khi đốt là muỗi cái Aedes aegypti. Nó bị nhiễm bệnh khi đốt hút máu người mắc bệnh hoặc nhiễm virus. Sau khoảng 1 tuần, con muỗi mang mầm bệnh đó có thể lây mang mầm bệnh khi đốt người khác.
Sốt xuất huyết được gây ra bởi virus Dengue khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt
Mặc dù Virus Dengue không thể tự lây trực tiếp từ người sang người nhưng nếu một người bị nhiễm và đang mắc sốt xuất huyết Dengue có thể dễ dàng nhiễm cho các loại muỗi khác.
Muỗi Aedes aegypti đã tiến hóa thành loài đốt nhiều lần trong ngày và chích nhiều người trong lúc chúng đi kiếm ăn. Đây chính là cơ chế khiến muỗi này trở thành vật chủ trung gian gây bệnh dịch rất cao.
Đặc điểm, dấu hiệu, cách điều trị và phòng bệnh sốt xuất huyết
Hãy chủ động phòng tránh để bảo vệ bản thân khỏi sốt xuất huyết
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sẽ lây lan nhanh chóng trong điều kiện ẩm ướt thuận lợi. Chính vì vậy, người dân cần phải biết rõ hơn về căn bệnh này để phòng tránh ngay từ bây giờ.
Sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm dẫn đến tử vong
Bệnh sốt xuất huyết |
Chi tiết |
Đặc điểm |
- Muỗi có màu đen, phần thân và chân nó có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. - Muỗi vằn cái thường thích đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Nó cũng hay trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. - Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản tại các ao, vũng nước hoặc dụng cụ chứa nước sạch ở quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... Chúng phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt mức 20º C. |
Dấu hiệu |
- Sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục, đau đầu kèm đau mỏi người, mệt mỏi, chán ăn...Giai đoạn sốt sẽ từ 3-7 ngày. Sau đó trở đi có thể xuất hiện biến chứng nặng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam/chân răng, rong kinh, rong huyết(ở nữ giới). - Một số trường hợp nguy hiểm có thể bị thoát huyết tương dẫn đến cô đặc máu và dẫn tới sốc giảm thể tích, hoặc có thể suy các cơ quan nội tạng như gan thận, viêm cơ tim, viêm não - màng não,… |
Cách điều trị |
- Trong những ngày đầu tiên, chỉ điều trị triệu chứng bằng cách chườm mát, uống thuốc hạ sốt(Paracetamol 500mg ở người lớn cứ 4 tiếng uống 1 viên nếu trên 38,5 độ), bù dịch cho bệnh nhân bằng đường uống(oresol, nước hoa quả, nước canh,…). - Chỉ được truyền dịch(muối đẳng trương hoặc Ringer lactate) khi cơ thể không ăn uống được và phải được theo dõi tại các cơ sở y tế chuyên khoa. - Cần theo dõi sát sao các dấu hiệu của bệnh nếu thấy có biểu hiện về việc thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nên cần phải nhập viện ngay. |
Cách phòng bệnh |
- Kiểm tra và tiêu diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước bằng cách thường xuyên rửa, đậy kín nắp bể và các vật dụng, thả cá vào để tiêu diệt lăng quăng. - Loại bỏ các vật liệu phế thải đựng nước, hốc nước tự nhiên, lật úp vật dụng có thể chứa nước để không cho muỗi đẻ trứng. - Nằm ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem muỗi, vợt điện,... để diệt và phòng bị đốt. - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và phun hóa chất để phòng, chống dịch. - Khi bị sốt, hãy đến ngay cơ sở y tế, không được tự ý chữa bệnh tại nhà. |
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về Những lưu ý về bệnh sốt xuất huyết bạn cần biết để phòng tránh. Đừng quên follow chuyên trang để biết thêm nhiều điều bổ ích khác.
Theo: rd.zapps.vn
4.9/5 (54 votes)