Chế độ độc tài nghĩa là gì? Tìm hiểu về chế độ độc tài và ưu nhược điểm của nó
01/07/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Chế độ độc tài là cụm từ ta đã nghe nhiều lần trong phim ảnh hay các bài học lịch sử. Đây là một thể chế nhà nước trong quá khứ và ngày nay vẫn còn tồn tại ở một số nơi.
Vậy thực ra chế độ độc tài là gì? Đã từng có những nhà độc tài nào? Và chế độ này có những ưu nhược điểm gì? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của chuyên trang nhé.
Chế độc tài nghĩa là gì?
Trước tiên, ta cần định nghĩa được khái niệm chế độ độc tài. Chế độ độc tài được giải thích là một hệ thống hoặc chế độ của chính phủ, ở đó, toàn bộ quyền lực Nhà nước sẽ tập trung ở một cá nhân, một nhóm hoặc một đảng.
Nhà độc tài nắm toàn bộ quyền lực Nhà nước
Nói cách khác, người, nhóm hoặc đảng này sẽ nắm quyền cai trị toàn bộ quốc gia đó về tất cả lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa xã hội... Nếu có băng nhóm hoặc đảng phái khác chống đối, họ sẽ dùng biện pháp mạnh để dập tắt.
Chính vì toàn bộ quyền lực Nhà nước như lực lượng quân đội, chính trị, súng ống đạn dược đã nằm trong tay nhà độc tài, vì vậy, các cơ quan khác của chính phủ cũng sẽ nằm trong sự kiểm soát của họ. Do đó, việc lật đổ chế độ này không phải là điều dễ dàng.
Các dấu hiệu nhận biết chế độ độc tài
Như vậy, ta đã hiểu được chế độ độc tài là gì, vậy làm sao để biết được một đất nước đó có đang theo chế độ này hay không? Hãy cùng chuyên trang điểm qua các dấu hiệu dưới đây nhé.
Chế độ độc tài kiểm soát truyền thông, báo chí
Thứ nhất, các cơ quan báo chí, truyền thông sẽ bị kiểm soát chặt chẽ; đồng thời các luồng thông tin trái chiều hoàn toàn sẽ không được xuất hiện. Vì thế, cho dù có đọc thông tin sai lệch với sự thật, bạn cũng không thể biết được.
Hơn nữa, các nhà độc tài sẽ luôn lợi dụng truyền thông, báo chí để người dân tin tưởng vào những thông tin, quyết định của chính phủ và cho rằng họ chính là nhà lãnh đạo tối cao của đất nước.
Thứ hai, nhà độc tài sẽ tìm mọi cách để kéo dài chế độ này hết mức có thể. Thậm chí, họ còn thay đổi cả luật lệ và Hiến pháp để duy trì sức mạnh và quyền lực tuyệt đối của mình. Vì thế, các nhà độc tài thường cai trị quốc gia trong một thời gian khá dài.
Những ưu nhược điểm
Từ những thông tin trên, ta thấy được đây không phải là một chế độ nhà nước tốt. Trong lịch sử có rất nhiều nhà độc tài tàn bạo. Tuy nhiên, nhân vật nổi bật nhất và không thể không nhắc tới chính là Adolf Hitler - nhà độc tài của Đức từ 1933 đến khi qua đời vào 1945.
Adolf Hitler - nhà độc tài của Đức từ 1933 đến khi qua đời vào 1945
Dưới chế độ Đức Quốc Xã, các đảng phái đối lập bị cấm tiệt, và bất cứ ai không tuân theo sẽ bị giết chết. Ngoài ra, Hitler còn châm ngòi Chiến tranh Thế giới thứ II.
Những việc xấu ông gây ra nhiều vô kể, nhưng tàn bạo nhất vẫn là nạn diệt chủng người Do Thái. Từ đó, ta thấy rằng chế độ độc tài rơi vào tay một nhà lãnh đạo độc ác là điều vô cùng kinh khủng.
Tuy nhiên, nếu được lãnh đạo bởi một người có tài, có tâm và hết lòng vì dân, chế độ này sẽ giúp đất nước phát triển và giàu có. Ví dụ điển hình chính là Lý Quang Diệu - lãnh tụ của Singapore.
Lý Quang Diệu đã biến Singapore trở thành một quốc gia văn minh và giàu có
Trong thời gian đất nước đầy rẫy tội phạm, bài bạc, Lý Quang Diệu đã dùng những biện pháp cưỡng chế để dẹp bỏ những khu vực này, quy hoạch đất đai, đường sá. Đồng thời, những người chống đối sẽ bị đàn áp và xử phạt.
Trên đây là thông tin về chế độ độc tài và các ưu nhược điểm. Bạn đừng bỏ lỡ những bài viết thú vị tiếp theo của chuyên trang nhé.
Theo: YouTube KIẾN THỨC THÚ VỊ Official
4.9/5 (62 votes)