Bệnh bóng đè là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
05/06/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Hiện tượng bóng đè đã trở thành nỗi ám ảnh lớn của nhiều người. Khi rơi vào trạng thái này, ai nấy cũng đều có cảm giác khó chịu như lo lắng và sợ hãi.
Vậy có những dấu hiệu nào để nhận biết bệnh bóng đè? Nguyên nhân do đâu? Các phương pháp chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả ra sao? Đừng lo, bài viết bên dưới chuyên trang sẽ trả lời hết tất tần tật thông tin này nhé!
Bệnh bóng đè là gì? Triệu chứng ra sao?
Bóng đè, ma đè hay còn có tên gọi khác là chứng liệt do ngủ. Nó xảy ra ngay trước khi ngủ hoặc khi tỉnh giấc. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy bị liệt toàn thân không thể cử động được chân tay mặc dù tinh thần vẫn tỉnh táo, giống như đang bị ma quỷ đè vậy.
Bệnh bóng đè có tên tiếng anh là sleep paralysis
Một số các dấu hiệu và triệu chứng khi bị bóng đè bao gồm:
- Hiện tượng này có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm.
- Không có khả năng cử động cơ thể khi ngủ hoặc thức dậy, chỉ kéo dài trong vài giây hoặc vài phút.
- Có ảo giác và cảm giác sợ hãi cực độ.
- Cảm thấy bị tức ngực hoặc khó thở.
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Đau nhức đầu, đau cơ và hoang tưởng đến cái chết.
- Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn sẽ có cảm giác bất an và lo lắng.
- Cảm giác như cái chết đang đến gần kề.
Nguyên nhân và những người dễ bị bóng đè
Các nhà khoa học cho thấy hiện tượng bóng đè thường xảy ra khi hormon trong cơ thể được tiết ra để ngăn chặn giấc mơ tiếp tục. Muốn hiểu về nguyên nhân, bạn cần biết: Điều gì đã xảy ra trong lúc bạn đang ngủ?
Tư thế ngủ của bạn là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng bóng đè
Các nghiên cứu cho biết rằng giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ, mỗi chu kỳ được chia làm 2 pha: Pha ngủ nhanh(hay còn gọi là pha cử động mắt nhanh) và pha ngủ chậm. Bóng đè sẽ liên quan đến sự gián đoạn hoặc phân mảnh giấc ngủ mắt chuyển động nhanh(giấc ngủ REM).
Những đối tượng sau đây có nguy cơ bị bóng đè, cụ thể:
- Cơ thể thường xuyên rơi vào chứng ngủ rũ.
- Ngủ không ông định.
- Tư thế nằm sấp khi ngủ.
- Bóng đè khi ngủ có thể là triệu chứng của các vấn đề như trầm cảm, đau nửa đầu, tăng huyết áp, rối loạn cảm xúc,...
- Thường xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người trẻ.
- Tình trạng mất ngủ kéo dài.
- Ngủ không theo một thời gian biểu hợp lý, không theo giờ giấc nhất định, những người làm việc theo ca thường dễ bị.
Phương pháp chẩn đoán và phòng ngừa bóng đè
Khi chỉ bị bóng đè, tuy người bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây lo lắng. Theo thời gian, họ sẽ quên dần và cũng không thấy bị lại, như thế sẽ không cần điều trị. Nhưng nếu vẫn tiếp tục tái xuất hiện và gây ra nhiều phiền phức, người bệnh nên đi khám bác sĩ.
Hạn chế những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
Ngay sau đây, để cải thiện tình hình và phòng ngừa hiện tượng bóng đè, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Duy trì thói quen sinh hoạt, thời gian nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
- Cải thiện lại môi trường ngủ bằng cách tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất.
- Lựa chọn trang phục khi ngủ phù hợp.
- Giường ngủ cần phải sạch sẽ và êm ái.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên hàng ngày, nhưng lưu ý là tránh tập trước khi đi ngủ.
- Trước khi ngủ tối từ 3 - 5 giờ tráng uống trà, cà phê và những chất có chứa caffein.
- Nên ngủ trưa từ 15 - 30 phút mỗi ngày để tinh thần được thư giãn.
- Quản lý được các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
Trên đây là tất tần tật thông tin về bệnh bóng đè. Tin rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn thật nhiều kiến thức bổ ích.
Theo: vinmec.com
4.9/5 (69 votes)