Tổng hợp 7 thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản phổ biến bạn nên biết!
24/07/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ ra 7 thủ đoạn lừa đảo phổ biến tội phạm chuyên dùng nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản ATM. Cụ thể thế nào, mời quý độc giả tham khảo tiếp những thông tin dưới đây để có thể đề phòng nhé!
7 phương thức, thủ đoạn lừa đảo tội phạm dùng để chiếm đoạt tiền của khách hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNN) cảnh báo qua theo dõi tình hình hoạt động thanh toán đã phát hiện một số hiện tượng liên quan vấn đề an toàn, anh ninh trong thời gian gần đây như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cảnh báo đã phát hiện một số hiện tượng liên quan vấn đề an toàn, anh ninh trong thời gian gần đây
- Thủ đoạn 1: Mạo danh nhân viên của ngân hàng và gọi điện thoại đến bạn với lý do hỗ trợ kiểm tra giao dịch và số dư.
Sau khi đọc tên và 6 số đầu tiên của thẻ ATM, đối tượng sẽ yêu cầu bạn đọc nốt các số còn lại trên thẻ để xác nhận đúng là chủ thẻ. Tiếp theo, chúng thông báo sẽ gửi tin nhắn và yêu cầu bạn đọc mã OTP 6 số trong tin nhắn.
- Thủ đoạn 2: Đối tượng sẽ chuyển một khoản tiền nhỏ và tài khoản ngân hàng của bạn, sau đó giả danh nhân viên gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn thống báo giao dịch bị treo. Đồng thời yêu cầu bạn truy cập vào đường link để tra soát giao dịch, mở khóa lệnh chuyển tiền, xác nhận thông tin,...
Với thủ đoạn này, tội phạm sẽ lừa đảo chủ thẻ cung cấp thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm: mã OTP, tên truy cập, mật khẩu,...), sau đó sẽ chiếm quyền kiểm soát tài khoản đó.
- Thủ đoạn 3: Đối tượng lừa đảo sẽ gửi thư điện tử giả mạo ngân hàng thông báo bạn nhận được 1 khoản tiền.
Sau đó, sẽ yêu cầu bạn truy cập vào file hoặc đường link có mã độc trong thư để xác nhận giao dịch. Điều này nhằm mục đích chiếm đoạt thông tin và tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn.
- Thủ đoạn 4: Bạn sẽ nhận được 1 khoản tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng với nội dung cho vay. Tiếp theo, đối tượng sẽ gọi điện đến và báo vừa chuyển nhầm, yêu cầu bạn chuyển trả lại tiền.
Tuy nhiên, tài khoản nhận tiền lúc này lại không giống với tài khoản đã chuyển nhầm. Một thời gian sau, chủ tài khoản đã chuyển nhầm sẽ đòi tiền bạn cùng với tiền lãi vay.
- Thủ đoạn 5: Đối tượng sẽ mạo danh thương hiệu ngân hàng để gửi tin nhắn đến bạn với nội dung thông báo tài khoản có dấu hiệu hoạt động bất thường.
Sau đó, bạn sẽ truy cập đường link giả mạo được gửi kèm trong tin nhắn để được hướng dẫn xác nhận thông tin, thay đổi mật khẩu,... Từ đây, các thông tin bảo mật của bạn sẽ được tiết lộ và chúng sẽ sử dụng để chiếm đoạt tiền.
- Thủ đoạn 6: Mạo danh công ty tài chính mời bạn vay vốn, hướng dẫn cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động để giải ngân một khoản tiền ảo.
Theo đó là một hợp đồng tín dụng có con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền thuộc công ty tài chính đã được làm giả để lừa đảo bạn chuyển khoản đặt cọc nhằm mục đích chiếm đoạt.
- Thủ đoạn 7: Mạo danh nhân viên nhà mạng gọi điện và đề nghị hỗ trợ chuyển đổi sim 3G thành 4G. Theo đó, đối tượng sẽ hướng dẫn bạn cách nhắn tin theo cú pháp để chuyển đổi. Đây chính là yêu cầu lừa đảo của chúng nhằm chiếm đoạt tài sản, bạn nên cẩn thận.
Giải pháp ngân hàng nhà nước đưa ra đối với các thủ đoạn lừa đảo
Đối với những thủ đoạn lừa đảo trên, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức cung cấp các dịch vụ thanh toán chủ động nắm bắt, cập nhật những thủ đoạn tội phạm nêu trên.
Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức cung cấp các dịch vụ thanh toán chủ động nắm bắt, cập nhật những thủ đoạn tội phạm
Bên cạnh đó cũng không quên việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục những kỹ năng, kiến thức về giao dịch tài chính an toàn cho khách hàng và cảnh báo kịp thời rủi ro đến khách trên các kênh thông tin.
Ngoài ra, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phải tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh thành viên để nắm bắt và cập nhật những thủ đoạn của tội phạm. Đồng thời, tích cực nghiên cứu giải pháp phòng, chống những thủ đoạn phạm tội có thể xảy ra.
Theo Vtv.vn
4.9/5 (100 votes)