Tiểu sử về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Cây đại thụ trong nền tân nhạc Việt Nam
18/10/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Trịnh Công Sơn là cái tên của người nhạc sĩ nổi tiếng đã để lại cho đời những tác phẩm âm nhạc mang nhiều giá trị, gồm những suy tư về cuộc sống và tình yêu.
Chắc hẳn quý bạn đọc không lạ gì với những bài hát: Hạ trắng, Cát bụi, Diễm xưa,...Nhưng phía sau ca từ là những câu chuyện thăng trầm, để hiểu thêm về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về con người tài hoa này!
Trịnh công sơn(1938-2001) được biết đến là cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam. Ông là một nhạc sĩ được nhiều người trong nước và ngoài nước đều biết đến với nhiều tác phẩm âm nhạc mang nhiều giá trị. Người ta ước tính có khoảng hơn 600 ca khúc của nhạc sĩ họ Trịnh này.
Chân dung cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cây đại thụ trong nền tân nhạc Việt Nam
Những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ có tên tuổi thể hiện. Đặc biệt, người truyền tải giai điệu đi vào lòng người nhất là nữ danh ca Khánh Ly.
Trịnh Công Sơn sinh ra ở làng Minh Hương, xã Vĩnh Trị, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thuở nhỏ, ông theo học tại trường Lycee Francais và Providence ở Huế, sau này vào Sài gòn theo học khoa Triết tại Lycee Jean Jacques Rousseau.
Ướt mi là tác phẩm đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Trong thời gian nằm viện ông tích cực đọc những sách triết học, văn chương, dân ca. Có thể những điều đó đã đánh thức tiềm năng về âm nhạc trong con người của Trịnh Công Sơn. Tác phẩm đầu tay “Ướt mi”, “Sương đêm” và “Sao chiều” được ông sáng tác năm 17 tuổi.
Ngoài sáng tác nhạc ông còn tham gia vào điện ảnh với vai chính trong bộ phim “Đất khổ” vào năm 1971. Nhưng về sau bộ phim này dừng chiếu vì lý do mang tính phản chiến. Hơn nữa, Trịnh Công Sơn còn là một nhà tri thức đấu tranh cho phong trào hòa bình tại miền Nam.
Các ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Những tác phẩm mang tính phản chiến của ông không làm hài lòng hai bên chế độ. Chẳng hạn như trong bài “Gia tài của Mẹ” và “Nối vòng tay lớn”.
Một số tác phẩm của Trịnh Công Sơn được người Nhật yêu thích và dịch lời sang tiếng Nhật như: Diễm xưa, Ca dao Mẹ, Ngủ đi con do ca sĩ Khánh Ly trình bày.
Sau khi cuộc chiến Bắc-Nam kết thúc những tác phẩm của ông bị cấm hát, vì liên quan đến văn hóa tàn dư chế độ cũ. Những thập niên 1980, hoạt động sáng tác của Trịnh Công Sơn bắt đầu trở lại nhưng đa phần là ca ngợi chế độ mới như Thành phố mùa xuân, Em ở nông trường,...
Tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12h45 ngày 1/4/2001 tại Tp. HCM sau khi chống chọi với căn bệnh tiểu đường.
Có nhiều mối tình lãng mạn thoáng qua trong cuộc đời của người nhạc sĩ tài hoa nhưng chưa một lần được kết hôn cho đến cuối cuộc đời.
Người ta ước tính Trịnh Công Sơn sáng tác trên 600 ca khúc, những tác phẩm của ông đều toát lên những câu từ bay bổng và gửi gắm những triết lý về cuộc sống, tình yêu.
Thành tựu của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Tình yêu là đề tài chiếm phần lớn trong kho tàng sáng tác của ông. Những tác phẩm của nhạc sĩ họ Trịnh này chưa hề bị mai một theo năm tháng, thời đại như: Ướt mi, Như một lời chia tay, Xin trả nợ người,...
Nhạc tình của ông đa số là những bài buồn thể hiện tâm trạng chơi vơi, bơ vơ, hiu quạnh những lời ca thanh thoát và ẩn chứa nhiều triết lý. Những ca khúc đều mang âm hưởng trên nền điệu slow, blue hay boston.
Trong cuộc chiến Bắc-Nam đã tạo ra nhiều cảm hứng sáng tác của nhiều nhạc sĩ trong đó có Trịnh Công Sơn.
Tập album ca khúc da vàng sáng tác bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Đến năm 1967, chiến tranh đạt đến cực điểm và tập “Ca khúc da vàng” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra đời. Phần lớn những ca khúc phản chiến được viết bằng điệu Blues.
Ngoài việc sáng tác nhạc, Nhạc sĩ Trịnh Công sơn còn sáng tác một số bài thơ được đăng trên các diễn đàn. Những bài tiêu biểu trong số đó như: Đóa hoa vô thường, Ở trọ, Sóng về đâu,...
Bức họa thiếu nữ trong bộ tranh vẽ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Hơn nữa, ông còn để lại nhiều bức họa do chính tay ông vẽ và được trưng bày tại căn nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn tại Sài gòn.
Trên đây là toàn bộ bài viết về Tiểu sử về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Cây đại thụ trong nền tân nhạc Việt Nam. Cảm ơn quý vị đã dành thời gian tham khảo những thông tin ở trên và đừng quên theo dõi tiếp những bài viết khác nhé!
Nguồn: hosodanhnhan.com
4.9/5 (78 votes)