Người trưởng thành không đi làm không có tiền để sống, đi làm không có thời gian để sống
22/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Giữa người chăm chỉ làm việc và tham công tiếc việc(Workaholic), chúng ta vẫn thường hay nhầm lẫn. Người Workaholic coi công việc là cả cuộc sống, còn người chăm việc chỉ coi đó là một phần của cuộc sống. Tham khảo những thông tin dưới đây để tìm hiểu chi tiết chủ đề này hơn bạn nhé!
Người có lối sống Workaholic thường hy sinh cuộc sống cá nhân của mình
Cách sống đặc trưng của Workaholic là: có nhịp độ làm việc xuyên suốt và không có thời gian để nghĩ đến bất kỳ điều gì khác.
Người trưởng thành: Không đi làm không có tiền để sống, đi làm không có thời gian để sống
Dường như mục tiêu trở thành người doanh nhân thành đạt, gương mặt phải luôn thể hiện sự tích cực, năng nổ đã ám ảnh họ. Với Workaholic, tham vọng đó đã không đơn giản chỉ là mục tiêu phấn đấu nữa mà là phương châm sống.
Nhưng một cuộc sống chỉ xoay quanh công việc liệu có đáng? Giữa cuộc sống bộn bề, nếu lựa chọn dồn toàn bộ công sức vào công việc, đồng nghĩa bạn đã hy sinh cuộc sống cá nhân của mình.
Để nước lên đỉnh cao của danh vọng, họ thường bận đến nỗi không có thời gian để ăn một bữa ăn tử tế, bị bạn bè xa lánh, đến cả sinh nhật của người yêu cũng không có thời gian đến dự.
Cuộc sống của người bình thường không chỉ có công việc
Một người bình thường có cuộc sống chỉ dành trung bình từ 8 – 10 giờ/ngày để làm việc. Thời gian còn lại, họ sẽ dùng để thư giãn, nuôi dưỡng các mối quan hệ, dành nhiều thời gian bên gia đình, chăm sóc bản thân,...
Người bình thường có cuộc sống chỉ dành trung bình từ 8 – 10 giờ/ngày để làm việc, thời gian còn lại họ dùng để thư giãn, chăm sóc bản thân, dành thời gian bên gia đình,...
Tuy nhiên, những yếu tố trên dường như không hề có trong lịch trình cuộc sống của những người có lối sống Workaholic.
Theo kết quả của một báo cáo, người làm việc quá sức thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn từ 40 – 80% so với người làm việc điều độ, biết chừng mực.
Bên cạnh đó, việc này còn khiến cơ thể sản xuất hormone gây căng thẳng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ khiến trí nhớ và chức năng của não bộ bị giảm sút.
Đồng thời, làm việc nhiều giờ khiến khả năng sáng tạo bị giới hạn, năng suất lao động giảm, làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng và căng thẳng.
“Giường bệnh chính là chiếc giường đắt nhất thế giới”, đây là lời trăn trối cuối cùng của Steve Jobs, là bài học đắt giá nhất ông nghiệm ra vào những ngày cuối đời. Còn gì đau đớn hơn khi bạn đã dành cả cuộc đời để theo đuổi đồng tiền, đến cuối cùng lại dùng nó để mua lại sức khỏe?
Bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần sử dụng thời gian để vun đắp, nhất là với gia đình. Nhưng chúng ta thường mải mê, chạy theo công việc nên đã quên mất gia đình.
Nếu cuộc sống không có người chia sẻ, cô đơn sẽ “vô vị” đến nhường nào. Hãy dành thời gian chăm sóc những mối quan hệ bởi chúng sẽ là “món ăn tinh thần” giúp cuộc sống của bạn trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Công việc chỉ là một phần chứ không phải toàn bộ của cuộc sống
Các bạn trẻ luôn mong muốn đạt được thành công trong sự nghiệp nhưng định nghĩa này không chỉ ở công việc chức lớn lương cao. Bởi lẽ, công việc chỉ để phục vụ cuộc sống.
Công việc chỉ là một phần chứ không phải toàn bộ của cuộc sống
Người trưởng thành thường có bi kịch là: “Không đi làm không có tiền để sống, đi làm không có thời gian để sống”. Người tham công tiếc việc sẽ quên mất tận hưởng cuộc sống, nhưng không đi làm thì lấy tiền đâu để tận hưởng?
Bạn phải cân bằng được giữa tiền với hạnh phúc, giữa cuộc sống cá nhân với công việc – đây chính là chìa khóa của cuộc sống “đủ đầy”. Để làm được điều điều đó, bạn cần:
- Quản lý thời gian một cách khoa học.
- Đầu tư thời gian cho cuộc sống cá nhân.
- Quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng sức khỏe của bản thân.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, cởi mở.
Theo Hrinsider.vietnamworks.com
4.9/5 (101 votes)