Năng lực là gì? Lý do doanh nghiệp cần sử dụng từ điển năng lực
09/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Năng lực doanh nghiệp được coi là năng lực của mỗi cá nhân cấu thành nên sau quá trình bồi dưỡng, chọn lọc và khai thác theo tiêu chuẩn chung sẵn có.
Khi doanh nghiệp cần tối ưu quy trình quản trị và tuyển dụng nhân sự, nhất là triển khai chiến lược Talent Acquisition không thể thiếu bộ từ điển năng lực. Những chia sẻ bên dưới sẽ cung cấp thông tin giúp bạn biết lý do doanh nghiệp cần dùng bộ từ điển, cùng tìm hiểu nhé!
Competency(năng lực) là gì?
Năng lực là kiến thức, khả năng, kỹ năng và hành vi người lao động cần đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời là yếu tố giúp cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với thành viên khác.
Năng lực là kiến thức, khả năng, kỹ năng và hành vi người lao động cần đáp ứng yêu cầu công việc
Năng lực của con người được ví như tảng băng trôi. Bao gồm 2 phần: Phần nổi chiếm 10 đến 20% và phần chìm 80 đến 90%.
4 lý do doanh nghiệp cần sử dụng từ điển năng lực
Từ điển năng lực là tập hợp những năng được áp dụng và chuẩn hóa cho mọi chức danh tại doanh nghiệp. Bảo đảm phù hợp với văn hóa, cốt lõi và đặc thù tính chất công việc.
Công cụ hỗ trợ đắc lực cho quản trị nhân sự trong doanh nghiệp chính là từ điển năng lực. Nó là cơ sở để:
- Hoạch định nhân sự.
- Tuyển dụng nhân viên.
- Đào tạo nhân viên.
- Đánh giá nhân viên.
Bộ từ điển năng lực có kết cấu ra sao?
Những bộ từ điển năng lực đường dùng phổ biến hàng đầu hiện nay được xây dựng dựa vào mô hình ASK- đây là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp, bao gồm 3 nhóm chính cụ thể như sau:
Kết cấu bộ từ điển năng lực có 3 nhóm chính là kiến thức, kỹ năng và phẩm chất/thái độ
- Kiến thức(Knowledge): Năng lực tư duy.
- Kỹ năng(Skill): Là kỹ năng thao tác.
- Phẩm chất/Thái độ(Attitude): Thuộc về phạm vi tình cảm và cảm xúc.
Kết cấu của từng năng lực
Mỗi năng lực trong từ điển đều cần cơ chế cụ thể, rõ ràng nhằm đánh giá mức độ. Một chuẩn năng lực sẽ được áp dụng thành công, hiệu quả trong doanh nghiệp gồm:
- Định nghĩa: Sẽ đưa ra khái niệm chính xác, cụ thể về năng lực.
- Biểu hiện hành vi ở một số mức độ: Bao gồm 5 mức độ năng lực giảm dần kèm với hành vi cụ thể:
+ Mức độ 5- Là mức độ xuất sắc: Cá nhân chủ động vận dụng năng lực kể cả trường hợp đặc biệt khó khăn. Cá nhận tự tin truyền đạt năng lực cho thành viên khác.
+ Mức độ 4- Mức độ tốt: Cá nhận chủ động vận dụng năng lực trong các trường hợp khá khó khăn, hầu như không cần đến hướng dẫn.
+ Mức độ 3- Mức độ khá: Cá nhận vận dụng năng lực trong các trường hợp khó khăn, đôi khi vẫn cần tới chỉ dẫn từ người khác.
+ Mức độ 2- Mức độ cơ bản: Cá nhân vận dụng năng lực trong trường hợp có độ khó trung bình và cần được hướng dẫn, hỗ trợ từ người khác.
+ Mức độ 1- Mức độ kém: Cá nhân chỉ có thể vận dụng được năng lực trong trường hợp cơ bản nhất và cần nhiều sự hướng dẫn từ người khác.
Từ điển năng lực có quy trình xây dựng như thế nào?
- Bước 1: Lập danh sách tiêu chuẩn năng lực riêng, chung mà doanh nghiệp cần phải có và phù hợp với văn hóa cũng như yêu cầu phát triển doanh nghiệp.
Quy trình xây dựng từ điển năng lực đơn giản, với 5 bước
- Bước 2: Định nghĩa cụ thể, rõ ràng cho mỗi năng lực, tránh trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn giữa những năng lực gần giống nhau.
- Bước 3: Xác định đầy đủ 5 mức độ biểu hiện hành vi năng lực từ cao xuống thấp. Đồng thời mô tả cho mỗi cấp độ đó.
- Bước 4: Lập danh sách những câu hỏi phỏng vấn tương ứng với mỗi năng lực.
- Bước 5: Định kỳ đánh giá kết quả tiêu chuẩn năng lực trong tuyển dụng cũng như quá trình làm việc của nhân viên. Sau đó, điều chỉnh lại từ điểm năng lực nếu cần thiết.
Theo Resources.base.vn
4.8/5 (85 votes)