Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu: Dấu ấn tâm linh huyền bí

calendar 27/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếuhoạt động thường niên của người dân xứ lụa Tân Châu – An Giang tổ chức nhằm cầu phúcxua đi điều xấu xa, xui xẻo trong năm.

An Giang luôn được biết đến những món ăn đặc sản và cảnh đẹp trời phú. Ẩn sau vẻ đẹp tưởng như thanh bình, dịu dàng ấy còn có điểm đến tâm linh được rất nhiều du khách ghé đến mỗi năm. Mời bạn cùng website ngược dòng sông Hậu về Tân Châu khám phá hội hành xác ở Quan Đế Miếu nhé!

Thời gian tổ chức lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu

Quan Đế Miếu tọa lạc ở đường Lê Văn Duyệt – thị trấn Tân Châu, ven bờ sông Mê Kông. Không nổi tiếng với món ăn đặc sản như vùng Châu Đốc cũng không có cảnh quan đẹp như núi Sam, nơi đây thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp tâm linh khó lý giải.

 

Quan Đế Miếu là nơi diễn ra lễ hội hành xác

Quan Đế Miếu là nơi diễn ra lễ hội hành xác


Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu được tổ chức hằng năm vào 13 – 16 tháng giêng âm lịch trùng dịp cúng Ông. Tương truyền vào dịp này, người được ông chọn làm xác căn sẽ tự rạch lưỡi lấy máu thấm vào các lá bùa đem phơi khô rồi phát cho mọi người.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng hội hành xác ở Quan Đế Miếu chính là Thaipusam của Việt Nam. Với những cách hành xác tương tự như các nước Đông Nam Á và Ấn Độ khác. Tuy nhiên, theo lời kể của trưởng ban quản miếu không biết hoạt động này xuất phát từ đâu.

Nét độc đáo có trong hội hành xác ở Quan Đế Miếu

Hội hành xác ở Quan Đế Miếu là nét văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn tâm linh huyền bí của cư dân vùng Tân Châu. Sự kiện được tổ chức với nhiều nghi lễ độc đáo thu hút lượng lớn cư dân địa phương và du khách gần xa về tham dự.

Nghi lễ thỉnh Ông

Để chuẩn bị cho ngày hội chu đáo, Nghi lễ thỉnh Ông được ban tế tự thực hiện từ mùng 4 tết âm lịch. Khi hương án lập xong 4 vị chức sắc cao nhất sẽ thắp hương, khấn xin keo bằng cách ném xuống nền gạch.

Nếu xin keo cả 2 mặt cùng sấp hoặc ngửa tức là chưa thỉnh được Ông về. Ngược lại, nếu 1 mặt sấp một bên ngửa đồng nghĩa với việc Ông đã về. Lúc này tiếng trống mừng đánh lên dồn dập. Đội múa lân chuẩn bị tư thế để múa Nghinh Ông.

Nghi thức đạp đường trong tục cúng Ông

Ngày 13 tháng giêng âm lịch e chủ tế tiếp tục quỳ xin keo trước bàn hương án để xin ý kiến Ông về việc khai lễ. Nếu kết quả tốt, 1 vị thay mặt ban tế tự đánh 3 hồi trống khai hội.

Hiện tượng “xác căn” kỳ bí và nghi thức xưng danh rùng rợn

Tiếng trống khai hội vừa dứt 1 số du khách tham gia lễ hội có hiện tượng nhập xác lên đồng người dân địa phương gọi là xác căn. Sau khi được chọn, xác căn sẽ xưng danh để vào miếu Ông. Thường họ nói tên 5 ông Đường Công, Chí Công, Lãng Công, Bửu Công, Hỏa Công,

 

Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu được ví như Thaipusam của Việt Nam

Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu được ví như Thaipusam của Việt Nam

 

Ngoài ra còn có một số ông, bà lạ được nhắc đến như Hỏa Công Thần Tướng, Bà Cố hỷ. Nghi lễ vinh danh diễn ra khá rùng rợn. Một số vừa xưng tên vừa đấm vào người, có người tự đập đầu đến chảy máu. Có ông lại rút đao ở bệ thờ để múa, chém vào người, thậm chí còn tắm dầu sôi.

Màn diễu hành cùng lễ hành xác của xác căn

Xác căn được đưa lên kiệu diễu hành khắp phố sau khi xưng danh. Kiệu được trang bị ngai có cắm đinh tua rua nếu người được chọn là đàn ông. Ngai cắm thêm hàng dao sắc nhọn nếu là phụ nữ. Trong quá trình rước họ sẽ phải ngồi nhún nhảy đồng thời thực hiện hành xác.

Những hoạt động này đều có sự xuất hiện của máu bởi người ta thường dùng vật nhọn đâm qua má, môi hay dùng kiếm tự cắt lưỡi mình. Qua mỗi gia đình, họ sẽ lấy máu tẩm vào giấy được các hộ để sẵn ở hương án bên hiên nhà.

Sau đó, xác căn được đưa về am là nhà 1 người dân thực hiện lễ tế. Ai có chuyện buồn đều tập trung về đây nhờ Ông giải trừ.

Nghi thức tống tàu

Sáng 16 xác căn được đưa về Quan Đế Miếu sau 2 ngày cúng tế ở các am để thực hiện nghi lễ tống tàu. Qua đó, xua đuổi điều xấu xa, xui xẻo ra khỏi địa phương. Lúc này Ông sẽ tự nhảy xuống sông cố gắng đẩy tàu mô hình chứa bánh trái, gạo muối, đầu lợn ra càng xa bờ càng tốt.

Với mỗi người dân ở xứ lụa Tân Châu – An Giang đây là hoạt động tâm linh mang ý nghĩa to lớn thu hút đông đảo bà con cùng du khách tham gia. Qua đây, thể hiện mong muốn xua đi những điều xui rủi, không may mắn trong năm, cầu mong những điều may mắn, phước lành đến mọi nhà.

Qua bài viết hy vọng độc giả hiểu rõ về lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu ở Tân Châu – An Giang. Đừng quên theo dõi web để nhận thêm nhiều thông tin khác bạn nhé!

Theo Mia.vn

4.8/5 (5 votes)

25 07/25

Lễ tế Thần Nông: Trải nghiệm tâm linh thú vị ở Cà Mau

Lễ tế Thần Nông được tổ chức hằng năm tại các Đình Thần Tân Thuộc, Tân Lộc nhằm cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu, nhân dân hạnh phúc, ấm no.

23 07/25

Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu: Dấu ấn tâm linh huyền bí

Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu là hoạt động thường niên của người dân xứ lụa Tân Châu – An Giang tổ chức nhằm cầu phúc và xua đi điều xấu xa, xui xẻo trong năm.

21 07/25

Lễ hội Tết nhảy Sapa: Tín ngưỡng độc đáo của người Dao Đỏ

Lễ hội Tết nhảy Sapa được xem như nét văn hóa độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Qua đây, thể hiện mong muốn bình an, may mắn, sức khỏe trong năm mới của đồng bào Dao Đỏ.

19 07/25

Lễ hội Căm Mường: Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lự

Lễ hội Căm Mường được đồng bào Lự tổ chức để dâng lễ vật thể hiện tấm lòng thành kính đến các vị thần đã bảo trợ cho bà con có cuộc sống ấm no.

17 07/25

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành: Tôn vinh lịch sử văn hóa lâu đời

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được người dân Vũng Tàu tổ chức nhằm cầu mong chư thần phù hộ cho nhân dân cuộc sống bình an, sóng yên biển lặng, cuộc sống hạnh phúc, ấm no.

15 07/25

Lễ hội Dinh Cô Long Hải: Sự kiện linh thiêng ở Vũng Tàu

Lễ hội Dinh Cô Long Hải được ví như sự kiện linh thiêng quan trọng được người dân Vũng Tàu tổ chức nhằm cầu quốc gia hưng thịnh, mưa thuận gió hòa, cuộc sống nhân dân ngày 1 tốt hơn.

13 07/25

Lễ hội Dinh Thầy Thím: Hun đúc giá trị truyền thống

Lễ hội Dinh Thầy Thím là hoạt động tiêu biểu mang ý nghĩa văn hóa lịch sử quan trọng, hun đúc nên tập tục lâu đời của người dân Bình Thuận.

11 07/25

Hội Đền Chèm: Dấu ấn văn hoá của miền đất cổ

Hội Đền Chèm là một trong những ngày lễ truyền thống đặc sắc của Việt Nam, diễn ra tại xã Đền Chèm, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

09 07/25

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An: Di sản văn hoá phi vật thể Quốc Gia

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An hay còn gọi là Tết Trung Nguyên một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại đây.

07 07/25

Lễ cúng bến nước: Nét đẹp văn hóa truyền thống Buôn Ma Thuột

Lễ cúng bến nước được đồng bào Ê đê ở Buôn Ma Thuột tổ chức để xin thần linh, tổ tiên phù hộ nhanh chóng tìm được bến nước mới khi lập bản.

05 07/25

Lễ hội Cầu Bông: Trải nghiệm thú vị khi đến Bình Phước

Lễ hội Cầu Bông được người dân Bình Phước tổ chức nhằm tạ ơn Thành Hoàng đã có công khai khẩn đất hoang, thể hiện mong ước có mùa vụ năng suất bội thu.

03 07/25

Lễ rước Ông Châu Xương: Sự kiện văn hóa lâu đời ở An Giang

Lễ rước Ông Châu Xương ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo thú vị với bề dày lịch sử hàng trăm năm, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước tới tham gia.

01 07/25

Lễ Giỗ tổ nghề Yến: Vẻ đẹp văn hóa trên đảo Cù Lao Chàm

Lễ Giỗ tổ nghề Yến được tổ chức hàng năm nhằm tri ân công lao các bậc tiền nhân đã khám phá ra nghề thu hoạch Yến sào, cầu mong mưa thuận gió hòa.

29 06/25

Lễ hội Rước Mục Đồng: Sự kiện độc đáo bậc nhất Đà Nẵng

Lễ hội Rước Mục Đồng được ví như sự kiện truyền thống lớn nhất dành cho trẻ chăn trâu ra đời nhằm cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no, an lạc.

27 06/25

Lễ hội làng Hòa Mỹ: Mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc

Lễ hội làng Hòa Mỹ được ví như “hội làng giữa phố” mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, tổ chức thường niên nhằm bày tỏ lòng thành với thế hệ đi trước.

25 06/25

Lễ hội chùa Ông Núi: Sự kiện cầu tài lộc, bình an ở Quy Nhơn

Lễ hội chùa Ông Núi được ví như dịp để Phật tử khắp nơi quây quần dưới tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á để cầu tài lộc, bình an mỗi dịp năm mới.