Lễ hội Căm Mường: Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lự
27/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Lễ hội Căm Mường được đồng bào Lự tổ chức để dâng lễ vật thể hiện tấm lòng thành kính đến các vị thần đã bảo trợ cho bà con có cuộc sống ấm no.
Đồng bào Lự luôn giữ nét văn hóa truyền thống thể hiện qua trang phục, giọng nói, sinh hoạt cộng đồng. Trong đó phải kể đến hội Căm Mường mang đậm phong tục, lịch sử địa phương. Mời quý độc giả cùng chuyên trang tìm hiểu sự kiện này kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Câu chuyện về sự ra đời của lễ hội Căm Mường
Lự là dân tộc thiểu số sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước ở Sìn Hồ và Tam Đường – Lai Châu. Có truyền thống cư trú chủ yếu ở dọc khe suối, bờ sông. Họ thường đặt tên bản gắn liền với vùng đất mình sinh sống.
Thầy cúng chuẩn bị mâm tế trong lễ hội Căm Mường
Lễ hội Căm Mường được bà con tổ chức hàng năm vào 3/3 âm lịch. Qua đó, để dâng lễ vật cầu chư thần sông, núi, rồng, suối phù hộ cho cả bản có cuộc sống ấm no, mùa màng cây cối sinh sôi phát triển, xua đuổi điều xấu xa ra khỏi làng.
Sự kiện thú vị có trong hội Căm Mường
Căm Mường được ví như lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn đặc sắc của đồng bào vùng cao Tây Bắc. Mở đầu thầy cả tuyên bố lý do buổi lễ, nhắc tới lịch sử bản mường, người Lự cũng như những vị được thọ nhận lễ vật.
Người đàn ông sẽ thay mặt gia đình tham dự và đem theo lộc về cho mọi người khi trở về. Bậc cao niên có uy tín được người dân kính trọng sẽ đứng ra làm chủ lễ. Nghi thức cúng được thực hiện ở gốc cây to trong bản với 4 phần:
● Nghi lễ thỉnh thần.
● Nghi thức khẩn cầu.
● Nghi lễ Căm Mường.
● Các nghi thức kết thúc.
Lễ vật dâng lên chư thần trong sự kiện tuy mộc mạc nhưng được chuẩn bị hết sức tỉ mỉ theo nghi thức trang trọng. Ngoài rượu thịt, hoa quả còn có 18 thuyền giấy màu vàng, xanh lá.
Tượng trưng cho cánh đồng lúa chín và rừng núi bạt ngàn. Qua đó, thể hiện mong ước 1 năm no ấm, được mùa của đồng bào Lự.
Lễ hội Căm Mường có nhiều hoạt động thú vị
Bài khấn của thầy cả trong hội Căm Mường
Khi buổi lễ bắt đầu say, thầy cả lạy 1 lạy rồi đọc lời khấn. Phần nghi thức này không được sử dụng trống, sáo, khèn hay loại nhạc cụ khác làm âm vang. Bởi theo họ, nếu làm vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự thần bí của hồn thiêng. Nội dung bài khấn như sau:
“Núi rừng mang hồn nước
Khe suối họa hình sông
Rồng thần bay lượn múa
Phun nước xuống ruộng đồng
Cho ngô lúa trổ bông
Mùa vàng được trĩu quả”
Với mỗi người dân nơi đây, hoạt động như 1 dịp thể hiện lòng biết ơn với chư thần. Do đó, dân bản đều tự nguyện đóng góp vật lễ, thầy mo thay mặt mọi người tấu trình lên thần linh với lòng thành kính. Mong cho lúa thóc đầy bồ, bà con đều vui vẻ, yên bình…
Bài khấn của thầy cả trong hội Căm Mường
Phần hội với hoạt động sôi nổi
Hoàn tất các nghi lễ cư dân địa phương và du khách có cơ hội hòa mình vào không khí sôi động. Mở đầu là tiết mục thổi sáo mẹ sáo con do 2 thanh niên trong làng, thiếu nữ trổ tài ca hát những bài hát truyền thống của dân tộc.
Cùng với đó, trò ném còn cũng là trò chơi dân gian không thể thiếu. Qua đó thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong việc dựng cột, làm quả và tung còn. Ai ném trúng còn vào vòng tròn đầu tiên sẽ dành chiến thắng.
Ngoài ra, còn có các trò chơi như đánh gối, đẩy gậy. Người thua cuộc được té nước để giải đen, cầu mong may mắn.
Khát quát
Sự kiện đề cao văn hóa sinh hoạt dân gian mang tính cộng đồng, tạo cơ hội để mọi người xích lại gần nhau, cùng thể hiện nét đẹp phong tục địa phương. Đây cũng là dịp để bà con bày tỏ lòng tri ân đến các vị thần đã luôn che chở, phù hộ dân bản mưa gió thuận hòa, mùa màng cây cối xanh tốt.
Hy vọng bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự. Đừng quên theo dõi web để cập nhật thêm nhiều nội dung bổ ích khác bạn nhé!
Theo Gogiaitri.vn
4.8/5 (5 votes)