Lễ cúng Trỉa lúa: Nét độc đáo của người Brâu

calendar 20/07/2025 user Đăng bởi: Hà Thu

Lễ cúng Trỉa lúa được người Brâu tổ chức hàng năm để cầu thần linh ban cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt không bị sâu bọ gây hại.

Dân tộc Brâu có kho tàng văn hóa đa dạng biểu thị qua ngôn ngữ, trang phục và các sự kiện cộng đồng đặc sắc. Trong đó, hội cúng Trỉa lúa chắc chắn sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm thú vị khi tham gia.

Tổng quan về lễ cúng Trỉa lúa

Sinh sống chủ yếu trên lưu vực sông Mê Kông và Sê San, bà con Brâu hình thành tập quán sản xuất nông nghiệp. Hội cúng Trỉa lúa được ví như hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh rõ nét đời sống tinh thần của đồng bào nơi đây.

 

Lễ cúng Trỉa lúa thu hút đông đảo người dân tham gia

Lễ cúng Trỉa lúa thu hút đông đảo người dân tham gia


Thể hiện sự biết ơn thần linh, cầu mong quốc thái dân an, mùa màng không bị chuột bọ phá đạt năng suất cao. Tạo cơ hội để dân bản giao lưu gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi.

Nghi thức đặc sắc trong hội cúng Trỉa lúa

Hàng năm, vào khoảng tháng 5 âm lịch, khi bắt đầu chuẩn bị xuống giống cho vụ mùa mới người Brâu lại háo hức tổ chức lễ cúng Trỉa lúa. Đây được xem như sự kiện trọng đại có thể diễn ra theo quy mô làng, nhóm hay hộ gia đình.

Công tác chuẩn bị cúng Trỉa lúa

Trước khi diễn ra sự kiện, dân bản chuẩn bị lễ vật gồm hai vò rượu cần, thịt gà, lợn, dê, cơm lam cùng 1 tô tiết. Không thể thiếu 1 túi đựng các loại hạt giống sẽ gieo trồng trong năm để cúng dâng thần linh.

Già làng kêu gọi thanh niên vào rừng chặt mây đắng, bẫy chim, chuột. Phụ nữ thì hái rau rừng, xúc cá, nhóm khác thì dựng cây nêu, trang trí nơi cúng lễ.

Nghi thức hiến sinh, bôi máu vào hạt giống trong hội cúng Trỉa lúa

Vào ngày lễ hội diễn ra, trưởng bản thông báo mọi người tập trung vào nhà rông thực hiện nghi thức. Khi bài khấn của già làng kết thúc, trai tráng tấu các bài chiêng tươi vui mời gọi thần linh về tham dự.

Các cô thôn nữ uyển chuyển biểu diễn điệu múa xoang. Tiếp đó, chàng trai được chọn sẽ tiến hành đâm trâu và con vật hiến sinh. Máu của những vật này được hứng trong ống lồ ô để hiến tế.

Mọi việc đã xong xuôi thầy cúng cho hương liệu lấy từ nhựa cây Long dung hum vào ống nứa bỏ than vào đốt hương liệu đặt bên ghè rượu. Thao tác này nhằm nhờ hương thơm dẫn lối mời chư thần về thụ lễ.

Chủ tế ngồi cạnh gùi hạt giống tay cầm ống huyết khấn mời thần linh. Vừa cúng vừa lấy máu hiến sinh bôi lên hạt giống. Qua đó thể hiện các hạt giống đã được chứng giám chắc chắn sẽ đem lại vụ mùa thắng lợi.

 

Nghi thức cúng Chiềng Tha trong lễ cúng Trỉa lúa

Nghi thức cúng Chiềng Tha trong lễ cúng Trỉa lúa

 

Nghi lễ cúng Chiêng Tha trong hội cúng Trỉa lúa

Sau nghi thức hiến sinh, bôi máu vào hạt giống tiếp đó, thầy mo cúng trên ghè rượu mời thần về chứng lễ mọn tâm thành cho dân làng. Đặc biệt theo quan niệm để dân bản địa thủ tục cúng Chiêng Tha và mời Tha ăn là quan trọng nhất.

Với họ, Chiêng Tha không chỉ là nhạc khí mà còn là thần linh tiên tổ. Để thực hiện nghi lễ trưởng bản lấy máu vật tế bôi vào lòng 2 chiếc chiêng vừa rót rượu vừa khấn mời Tha ăn uống.

Khi hoàn tất nghi lễ cúng hồn lúa thầy cúng cùng dân làng cùng uống chóe rượu thiêng mong nhận được sự chứng giám, phù hộ của thần linh. Cầu mong mùa vụ mới đạt nhiều thành tựu.

Phần hội trong sự kiện cúng Trỉa lúa

Sau phần nghi thức trang nghiêm các hoạt động trong lễ hội luôn được đông bảo bà con chờ đón. Không gian sự kiện rộn ràng trong tiếng chiêng trống, đàn đing put, dân vũ… Tất cả hòa quyện tạo nên lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa.

Buổi chiều, các gia đình lên rẫy trỉa một ít hạt giống làm phép. Vừa trồng vừa khấn xin thần phù hộ cây trồng không bị chuột bọ phá hoại. Xong xuôi, chủ nhà bỏ lại cây chọc lỗ ở rẫy mà trở về nhà kiêng ăn tôm, cua, chải tóc và tắm gội.

Nghi thức trỉa lúa đại trà trong lễ cúng Trỉa lúa

Khi các nghi thức cúng lễ diễn ra, trưởng bản gói hạt giống đã làm phép chia đều cho dân bản. Bà con trộn chung hạt này cùng với giống của gia đình đem trỉa đại trà bắt đầu vụ mùa mới.

Như vậy, cúng Trỉa lúa được ví như nét đẹp văn hóa của dân tộc Brâu. Được tổ chức nhằm cảm tạ thần linh, cầu mong sâu bọ không phá hại mùa màng để có vụ mùa mới thắng lợi.

Trên đây là thông tin về lễ cúng Trỉa lúa. Theo dõi web để cập nhật nhiều điều thú vị khác bạn nhé!

Theo Dulichtaynguyen.org

4.8/5 (11 votes)

18 07/25

Lễ hội Cốm: Nét đặc sắc trong đời sống người dân tộc Tày

Lễ hội Cốm được người dân tộc Tày tổ chức nhằm cảm tạ thần linh đã cho họ có mùa vụ đạt năng suất và cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

16 07/25

Lễ hội Nào Cống: Vẻ đẹp văn hóa vùng Tây Bắc

Lễ hội Nào Cống được đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc tổ chức với mong muốn gia đạo bình an, mùa màng đạt năng suất cao, cây cối xanh tốt.

14 07/25

Lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum: Nghi thức độc đáo của người Giẻ Riêng

Lễ mừng Nhà Rông mới Kon Tum được tổ chức khi tìm ra vùng đất mới để lập làng. Với mục đích xin phép thần linh được ở lại, đồng thời cầu mong may mắn, bình an, mùa màng đạt năng suất.

12 07/25

Lễ hội Puh Hơ Drih: Nét đẹp của người Ba Na ở Kon Tum

Lễ hội Puh Hơ Drih được đồng bào Ba Na ở Kon Tum tổ chức nhằm xua đuổi những điều xấu xa, cầu mong may mắn và bình an đến với mọi nhà.

10 07/25

Lễ cúng Trỉa lúa: Nét độc đáo của người Brâu

Lễ cúng Trỉa lúa được người Brâu tổ chức hàng năm để cầu thần linh ban cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt không bị sâu bọ gây hại.

08 07/25

Lễ hội cầu Ngư - Bản sắc văn hoá của cư dân vùng biển

Lễ hội cầu Ngư đã trở thành một nét văn hoá đặc sắc của người dân vùng biển. Ngày này không chỉ là một nghi lễ tôn giáo mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của cộng đồng ngư dân.

06 07/25

Tìm hiểu chi tiết về lễ hội Tháp Bà Ponagar nổi tiếng Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra từ ngày 29 tháng 04 đến ngày 02/05 thu hút hàng chục ngàn khách hành hương về tham quan.

04 07/25

Lễ hội Lồng Tồng Tuyên Quang - Nét văn hoá độc đáo nơi đây

Lễ hội Lồng Tồng Tuyên Quang thể hiện nét văn hoá truyền thống đặc trưng của những người dân tộc Tày.

02 07/25

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu: Nét đặc trưng của vùng đất Tây Bắc

Lễ hội Hết Chá Mộc Châu được người dân tộc Thái tổ chức để bày tỏ sự biết ơn đất trời, tổ tiên cùng thầy mo có công chữa bệnh cho mình, cầu mong quốc thái dân an, gia đình ấm no, hạnh phúc.

30 06/25

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong: Sự kiện truyền thống của người dân Tây Ninh

Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong được người dân Tây Ninh tổ chức nhằm gửi lòng tri ân tới các anh hùng liệt sĩ có công xây dựng bảo vệ đất nước.

28 06/25

Lễ hội Bung Lổ: Sự kiện truyền thống của người Dao Họ

Lễ hội Bung Lổ được người Dao Họ tổ chức nhằm cúng tế các vị thần linh, tổ tiên. Cầu mưa thuận gió hòa, thóc đầy bồ, lợn gà đầy sân.

26 06/25

Lễ hội Kỳ Yên Bến Tre: Vẻ đẹp văn hóa từ thời khai quốc

Lễ hội Kỳ Yên Bến Tre là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính với Thành hoàng cầu mong cuộc sống bình an, may mắn, mùa màng bội thu.

24 06/25

Lễ hội Phài Lừa: Nét độc đáo văn hóa người dân Bình Gia

Lễ hội Phài Lừa được người dân Bình Gia tỉnh Lạng Sơn tổ chức với mục đích tưởng nhớ truyền thuyết sông nước. Qua đó thể hiện sự đoàn kết cộng đồng các dân tộc nơi đây.

22 06/25

Khám phá lễ hội Hari Raya nổi tiếng nhất Malaysia

Hari Raya là ngày đánh dấu kết thúc 1 tháng ăn chay cho người dân theo đạo Hồi trên đất Malaysia. Thời gian này mọi người sẽ gửi đến nhau lời chúc và cầu may những điều tốt đẹp.

20 06/25

Hari Merdeka: Đại lễ Quốc khánh nước Malaysia

Hari Merdeka là ngày cả nước vui mừng chào đón sự độc lập trên đất Malaysia. Thời gian này rất nhiều chương trình sôi động được tổ chức hoành tráng tại khắp tuyến đường lớn nhỏ.

18 06/25

Lễ hội Diwali: Cả đất nước Ấn Độ tràn ngập ánh sáng huyền ảo

Lễ hội Diwali nhằm kỷ niệm chiến thắng giữa cái thiện và cái ác. Để hình tượng hóa vấn đề này ánh sáng đã được sử dụng nhằm tạo nên bầu không khí lung linh xóa tan sự u tối.