Lễ cúng bến nước: Nét đẹp văn hóa truyền thống Buôn Ma Thuột
26/07/2025
Đăng bởi: Hà Thu
Lễ cúng bến nước được đồng bào Ê đê ở Buôn Ma Thuột tổ chức để xin thần linh, tổ tiên phù hộ nhanh chóng tìm được bến nước mới khi lập bản.
Đến với Buôn Ma Thuột quý khách không chỉ được thưởng thức món ăn đặc sản, tham quan địa điểm nổi tiếng còn có cơ hội tham dự sự kiện văn hóa của các dân tộc nơi đây. Trong đó, lễ cúng bến nước được ví như một hoạt động tiêu biểu bạn không nên bỏ qua.
Lễ cúng bến nước ra đời như thế nào?
Người Ê đê thường lập buôn gần nơi lấy nước nên rất giữ gìn, sùng bái nguồn nước của mình. Theo tục lệ, nếu muốn lập buôn mới, chủ buôn cùng anh em trai làm lễ cúng xin thần linh của rừng núi, tổ tiên sớm tìm được nguồn nước mới.
Người Ê đê rất trân quý nguồn nước nên tổ chức lễ cúng khi lập buôn mới
Người tìm ra nguồn nước sẽ được tôn là chủ bến nước đó. Có nhiệm vụ chủ trì lễ cúng hàng năm. Theo thời gian, hoạt động dần trở thành phong tục độc đáo của dân bản, thu hút lượng lớn bạn bè xa gần về tham gia.
Nét đặc sắc có trong lễ cúng bến nước ở Buôn Ma Thuột
Lễ cúng bến nước không có thời gian tổ chức cụ thể thường là giữa tháng 3 khi người Ê đê vừa thu hoạch xong. Buôn làng sẽ thực hiện trước hoặc sau lễ cúng cơm mới của các hộ trong bản. Họ chọn ngày trăng tròn để vui đùa với ánh trăng. Đến ngày đã định mọi người tập trung tại nhà cộng đồng.
Công tác chuẩn bị cúng bến nước
Già làng, chủ bến nước họp bàn công tác chuẩn bị với dân làng vài ngày trước khi diễn ra sự kiện. Thanh niên mạnh khỏe sẽ sửa đường, dọn dẹp khu nguồn, bến nước. Phụ nữ và người già dọn dẹp đường làng ngõ xóm, nhà cửa.
Người trong buôn đóng góp vật chất hoặc công sức tùy theo điều kiện cho phép. Đến với Buôn Ma Thuột dịp này bạn có thể trải nghiệm nấu rượu cần, chuẩn bị mâm lễ, tập luyện đánh chiêng… Xong việc, chủ bến nước, thầy cúng và người giúp việc chuẩn bị bàn nứa nhỏ bên bờ suối cho ngày mai.
Lễ cúng bến nước thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia
Nghi thức cúng trong lễ cúng bến nước
Bà con tập trung tại nhà cộng đồng theo đúng ngày lựa chọn để mổ lợn, gà, cột rượu cần, trang trí mâm lễ, treo chiêng trống… Hoạt động có 3 nghi thức cúng mời tổ về dự lễ, cúng nguồn nước, cúng sức khỏe cho chủ bến. Mỗi phần có 1 lễ vật riêng gồm 1 con gà, lợn cùng một ché rượu cần.
Thầy cúng khấn mời ông bà tổ tiên chủ bến cùng chư thần về dự lễ thụ lộc cùng buôn làng. Sau đó, mọi người cùng di chuyển thẳng ra bến nước, chờ thầy cúng bày biện lễ vật, rót rượu từ bầu ra bát đồng.
Chủ tế tiếp tục nghi thức cảm tạ thần nước và cầu an trong tiếng trống chiêng tưng bừng. Ông dùng rượu tưới lên vật lễ r khấn lần 2 trước thần cùng mâm lễ vật trên bàn nứa.
Cuối cùng tưới rượu xuống bàn nứa báo với chư thần bà con đã hiến sinh tạ ơn. Phụ nữ tiến hành lấy nước về nhà cộng đồng đổ đầy các chum rượu.
Phần hội ấm áp trong lễ cúng bến nước
Lúc này cả bản cùng ăn uống, nhảy múa xung quanh bếp lửa dưới sân nhà cộng đồng trong tiếng chiêng rộn rã. Gia đình nào có món gì ngon thì cũng mang tới đây góp vui. Tiếng hỏi thăm, cười nói rôm rả 1 vùng.
Sự kiện là dịp bà con tạ ơn thần nước đã phù hộ buôn làng tìm được nguồn nước tinh khiết để sử dụng. Thể hiện mong muốn có vụ mùa bội thu, cây cối xanh tốt, mưa thuận gió hòa, cuộc sống an vui của đồng bào Ê đê.
Hy vọng qua bài viết độc giả hiểu rõ hơn về lễ cúng bến nước của người Ê đê ở Buôn Ma Thuột. Theo dõi web để cập nhật nhiều nội dung ý nghĩa khác bạn nhé!
Theo Mia,vn
4.9/5 (18 votes)