Khách cảo, kháng nghị là gì? Phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị
13/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Người tham gia tố tụng sẽ có quyền kháng cáo và kháng nghị sau khi xét xử sơ thẩm. Điều này nhằm mục đích biểu thị sự bất đồng với quyết định sơ thẩm của Tòa án.
Vậy kháng cáo và kháng nghị khác nhau ở những điểm căn bản nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây, mời quý độc giả hãy cùng khám phá nhé!
Khái niệm kháng cáo, kháng nghị
Nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của Tòa án sơ thẩm sẽ có quyền chống án, yêu cầu Tòa cấp trên xét xử thêm một lần nữa theo trình tự phúc thẩm. Hành vi tố tụng sau khi sơ thẩm này được gọi là kháng cáo.
Hành vi tố tụng người có thẩm quyền, phản đối một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa được gọi là kháng nghị
Hành vi tố tụng người có thẩm quyền, phản đối một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa được gọi là kháng nghị. Mục đích của nó là đảm bảo việc xét xử được chính xác, công bằng và sửa chữa những sai lầm trong quyết định của Tòa án.
Tìm hiểu 4 đặc điểm khác nhau cơ bản giữa kháng cáo và kháng nghị
Kháng cáo và kháng nghị có 4 đặc điểm khác nhau cơ bản. Cụ thể như thế nào, quý độc giả hãy tham khảo nội dung ở phần tiếp theo nhé:
Kháng nghị bao gồm 3 hình thức là: phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm
Hình thức
Về hình thức, kháng cáo sẽ kháng lên tòa phúc thẩm, còn kháng nghị bao gồm 3 hình thức là: phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
Chủ thể thực hiện
Chủ thể thực hiện của kháng cáo và kháng nghị cụ thể như sau:
Kháng cáo
- Bị cáo, bị hại, người đại diện có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
- Người bào chữa thực hiện kháng cáo nhằm bảo vệ lợi ích của đối tượng dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tinh thần, thể chất.
- Nguyên đơn, bị đơn dân sự, người đại diện có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định liên quan đến bồi thường thiệt hại.
- Người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến vụ án, người đại diện kháng cáo bản án, quyết định liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về tâm thần, thể chất kháng cáo phần bản án, quyết định liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người mình bảo vệ.
- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về những căn cứ bản án sơ thẩm đã xác định họ không có tội.
Kháng nghị
- Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc cùng cấp.
- Giám đốc thẩm gồm có: Chánh TAND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương,...
- Tái thẩm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao/cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Phạm vi
Phạm vi của kháng cáo và kháng nghị là:
Đối với bản án sơ thẩm, thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án
Kháng cáo
- Bản án, quyết định sơ thẩm.
- Phần bản án, quyết định liên quan tới việc bồi thường thiệt hại, quyền lợi, nghĩa vụ, các căn cứ bản án sơ thẩm đã xác định là không có tội.
Kháng nghị
- Những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực.
- Trường hợp Giám đốc thẩm: Kết luận của Tòa án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, có vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, truy tố, xét xử và trong việc áp dụng pháp luật.
- Tái thẩm: Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, định giá tài sản, lời dịch không đúng sự thật, tình tiết không biết nhưng được kết luận làm sai sự thật khách quan của vụ án,...
Thời hạn
Thời hạn của kháng cáo và kháng nghị cụ thể như sau:
Kháng cáo
- Đối với bản án sơ thẩm, thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa, thời hạn của họ sẽ tính từ ngày nhận được bản án theo quy định của pháp luật.
- Đối với quyết định sơ thẩm, thời hạn kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
- Nếu quá hạn, thời hạn sẽ do Hội đồng 3 thẩm phán xem xét.
Kháng nghị
- Đối với bản án sơ thẩm, thời hạn kháng nghị là 15 ngày kể từ ngày tuyên án với Viện Kiểm sát cùng cấp, 30 ngày với Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp.
- Quyết định sơ thẩm: 7 ngày đối với Viện Kiểm sát cùng cấp, 15 ngày đối với Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
- Giám đốc thẩm: Kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án là 1 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, theo hướng có lợi sẽ được tiến hành bất cứ lúc nào.
- Tái thẩm: Kháng nghị theo hướng không có lợi chỉ được thực hiện trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự không quá 1 năm, theo hướng có lợi là không hạn chế về thời gian.
Theo Asvlaw.net
4.9/5 (84 votes)