Hành trình từ cá chép hóa rồng của các tỷ phú Việt
07/07/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Ngày nay, Việt Nam có rất nhiều tỷ phú nổi tiếng, thậm chí còn nằm trong top thế giới. Nhưng ít ai biết họ đã phải trải qua hành trình gian khổ để đạt được điều đó.
Rất nhiều người có tuổi thơ nghèo khó, bỏ học, làm lụng để giúp đỡ bố mẹ; nhưng họ đã vượt qua để có được ngày hôm nay. Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu về hành trình lập nghiệp của một vài tỷ phú Việt nổi tiếng nhé.
Phạm Nhật Vượng
Được mệnh danh là người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng không chỉ được đánh giá cao vì khối tài sản khổng lồ mà còn nhờ những cống hiến cho đất nước.
Phạm Nhật Vượng được mệnh danh là người giàu nhất đất Việt
Trước khi trở thành tỷ phú, ông đã khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Năm 18 tuổi, sau khi đỗ với thành tích môn Toán xuất sắc, ông được cử sang Nga để nghiên cứu về chuyên ngành Địa chất học.
Trong thời gian ở nước ngoài, nhờ số tiền vay mượn từ người thân, bạn bè, ông đã thành lập công ty Technocom chuyên sản xuất mỳ gói vào năm 1993. Đây chính là thành công đầu tiên của ông chủ Vingroup khi thương hiệu mì "Mivina" được người dân Ukraine đón nhận nhiệt tình.
Đến năm 2004, thương hiệu mì tôm này chiếm tới 97% thị phần tại Ukraine. Thừa thắng xông lên, ông Phạm Nhật Vượng sản xuất thêm nhiều thực phẩm đóng hộp khác.
Sau đó, ông đã quyết định bán lại công ty cho một nhãn hàng Thụy Sĩ với giá 150 triệu USD. Mặc dù bán đi thương hiệu mì, chủ tịch Vingroup lúc này vẫn còn 2 nhà máy khác.
Tuy nhiên, bước ngoặt quyết định trong hành trình của ông là khi về lại Việt Nam. Ông đã đổi tên tập đoàn Technocom thành Vingroup và chuyển trụ sở về Hà Nội. Từ đây, cuộc đời ông lên diều gặp gió và trở thành vị tỷ phú nổi tiếng nhất nước ta.
Đặng Lê Nguyên Vũ
Ngoài Phạm Nhật Vượng, một đại gia khác của Việt Nam cũng trải qua hành trình gian khó là ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chủ thương hiệu cafe Trung Nguyên.
Ông chủ Trung Nguyên cafe xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo
Ông xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Khánh Hòa. Với thành tích học tập xuất sắc, ông Vũ đỗ Đại học Y Tây Nguyên.
Nhưng cho đến năm 3, ông quyết định bỏ học vì nhận ra bản thân không muốn trở thành bác sĩ. Lớn lên cùng những hạt cà phê ở quê nhà, ông Vũ đã hợp tác với bạn thành lập Hãng cà phê Trung Nguyên.
Khi đó, đây mới chỉ là một quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột. Nhưng với những cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ, thương hiệu này đã bước lên một tầm cao mới và nổi tiếng đến ngày nay.
Không chỉ vậy, ông chủ Trung Nguyên còn cho ra mắt nhãn hàng cà phê G7 quen thuộc và được đón nhận nhiệt tình. Với khối tài sản khổng lồ và các giải thưởng cao quý, ông Vũ được tạp chí Forbes vinh danh là Vua cà phê Việt.
Bầu Đức
Đoàn Nguyên Đức(hay còn gọi là Bầu Đức) cũng là người có xuất thân nghèo khó, phải làm lụng vất vả để phụ giúp gia đình. Khác với 2 người trên, ông Đức học không giỏi và rớt đại học đến 4 lần.
Bầu Đức khởi nghiệp với xưởng mộc nhỏ
Ông tìm con đường khác và khởi nghiệp với xưởng mộc nhỏ, sau đó mở rộng ra kinh doanh hàng nội thất và nhiều lĩnh vực khác. Cho đến năm 1993, bầu Đức có ngã rẽ quyết định là mở xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku và đổi tên thành Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai vào 2006.
Thương hiệu này hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, song, ông đặc biệt thành công ở làng bóng đá. Đến 2010, tổng vốn hóa Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đạt tới hơn 22 nghìn tỷ đồng.
Bầu Đức đã có nhiều cống hiến thầm lặng cho sự nghiệp bóng đá Việt Nam, vì vậy ông luôn nhiều người ngưỡng mộ.
Trên đây là hành trình lập nghiệp của các tỷ phú Việt nổi tiếng. Bạn đọc đừng quên follow chuyên trang để không bỏ lỡ các bài viết thú vị khác nhé.
Theo: yan.vn
4.8/5 (75 votes)