Cơ cấu tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân tại Việt Nam
14/08/2021
Đăng bởi: Hà Thu
Sau khi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có hiệu lực, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp cũng thay đổi nhiều thứ.
Cơ cấu tổ chức hệ thống Tòa án được chia thành 5 cấp. Cụ thể từng cấp thế nào, mời quý độc giả cùng khám phá qua những thông tin dưới đây nhé!
Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân tối cao(TANDTC) là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định, bản án của Tòa các cấp đã có hiệu lực bị kháng nghị.
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam
Trong cơ cấu tổ chức của cấp tòa án này, Hội đồng thẩm phán là cơ quan được trao quyền xét xử, ban hành các nghị quyết hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng pháp luật một cách thống nhất.
Cơ chế thông qua của Hội đồng thẩm phán xuất phát từ nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định dựa theo đa số của TAND. Trong đó, phiên họp của Hội đồng thẩm phán phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia và quyết định phải được hơn một nửa tổng số thành viên đồng ý.
Những quyết định của giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán là cao nhất và sẽ không bị kháng nghị.
Tòa án nhân dân cấp cao
Tòa án nhân dân cấp cao(TANDCC) là cấp Tòa án mới được đưa vào cơ cấu tổ chức hệ thống Tòa án Việt Nam, thực hiện cả chức năng giám đốc thẩm và tái thẩm như TANDTC.
Chức năng của TANDCC là xét xử phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Trong cơ cấu của cấp Toà án này, Ủy ban thẩm phán là cơ quan được trao quyền tổ chức xét xử, thảo luận, góp ý kiến về báo cáo của Chánh án.
Phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự phiên họp của Ủy ban thẩm phán. Đồng thời, quyết định cũng phải được hơn nửa tổng số thành viên đồng ý, tán thành.
Tòa án nhân dân tỉnh
TAND tỉnh thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm các vụ việc thuộc thẩm quyền, phúc thẩm quyết định của TAND huyện bị kháng cáo, kháng nghị khi chưa có hiệu lực, kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm, tình tiết mới,...
Các tòa chuyên trách trong TAND tỉnh là: hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, tòa gia đình và người chưa thành niên
Đây là Tòa án cấp địa phương nên được pháp luật trao thẩm quyền lớn trong việc giải quyết, xét xử các vụ việc. Các tòa chuyên trách trong TAND tỉnh là: hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, tòa gia đình và người chưa thành niên.
Tòa án nhân dân huyện
Tòa án nhân dân huyện(TAND huyện) chỉ có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ việc thuộc thẩm quyền của mình theo quy định. Các tòa chuyên trách ở cấp này chỉ được thành lập theo yêu cầu của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, theo yêu cầu, xét xử thực tế ở mỗi TAND huyện.
Tòa án quân sự
Tòa án quân sự bao gồm các cấp: trung ương, khu vực và quân khu
Tòa án quân sự(TAQS) bao gồm các cấp: trung ương, khu vực và quân khu(tương đương quân khu). Khi xác định thẩm quyền, TAQS chỉ giải quyết vụ việc hình sự theo sự phân định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tóm lại, Tòa án quân sự chỉ dừng lại ở mức độ xét xử phúc thẩm vụ án trong đó bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng nghị, kháng cáo. Còn giám đốc thẩm và tái thẩm vẫn là chức năng của TANDTC và TANDCC.
Theo Thuvienphapluat.vn
4.9/5 (105 votes)