Chiến tranh tiền tệ là gì? Gây ảnh hưởng như thế nào với kinh tế toàn cầu?
29/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Chiến tranh tiền tệ là một cuộc xung đột về kinh tế. Lúc này các quốc gia làm giảm tiền tệ của mình. Điều này có thể dẫn tới lạm phát, làm giảm mức sống của người dân và nhiều hệ lụy tiêu cực khác.
Chiến tranh tiền tệ gây ra những hệ lụy gì?
Từ năm 1980, quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã đề xuất việc giảm giá tiền tệ như một giải pháp hay dành cho các nước đang phát triển. Điều này sẽ giúp cho:
- Hàng hóa xuất ra ngoài có giá rẻ, tăng khả năng mua.
- Số người thất nghiệp giảm đi đáng kể.
- Thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vì phải chi trả mức thấp hơn so với bình thường.
- Tỷ giá hối đoái thấp hơn.
Tuy nhiên, giảm giá tiền tệ cũng gây ra nhiều hệ lụy. Bởi lẽ:
- Dễ dẫn tới lạm phát.
- Làm việc trả những khoản lãi bằng tiền ngoại tệ trở nên khó khăn.
- Giảm uy tín trong mắt các đối tác/khách hàng .
- Làm các doanh nghiệp hoang mang, gây ảnh hưởng không tốt tới tất cả nước liên quan.
- ….
Chiến tranh tiền tệ gây ra các tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu
Chiến tranh tiền tệ làm thế giới chao đảo như thế nào?
Trong lịch sử, chiến tranh tiền tệ đã nhiều lần diễn ra. Trong số đó phải kể tới:
Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất
Chiến tranh tiền tệ năm 1921 đã vượt ngoài tầm kiểm soát và phá hủy nền kinh tế lúc bấy giờ. Khi ấy, một ngân hàng của Đức tên Reichsbank muốn giảm giá trị tiền tệ để cạnh tranh tốt hơn. Thế nhưng điều này đã dẫn tới một cuộc lạm phát lớn, khiến giá trị 1 đô la Mỹ tăng cao khủng khiếp.
Năm 1925, Pháp phá giá đồng nội tệ và chiếm được lợi thế xuất khẩu so với Anh và Mỹ. Thế nhưng sau đó lạm phát cũng tăng cao. Nó khiến một người Mỹ bình dân có thể đến Pháp và hưởng cuộc sống như một ông hoàng tại đây dễ dàng.
Ở Đức, vào khoảng năm 1931, Hiller bắt đầu phát triển nền kinh tế tự túc, tự cấp. Cũng khoảng thời điểm này Anh từ bỏ bản vị Vàng để khắc phục suy thoái.
Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất khiến các cường quốc lớn trên thế giới chao đảo
Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ vào năm 1933 khi phá giá đô la Mỹ với vàng. Nước này cũng giành lại lợi thế xuất khẩu vốn đang để Anh nắm giữ trước đó. Năm 1936, Paris từ chối bản vị vàng còn Anh tiếp tục suy thoái kinh tế lần 2.
Trước tình trạng kể trên, nhiều cuộc họp giữa các cường quốc kinh tế đã được triển khai. Thế nhưng chiến tranh tiền tệ vẫn tiếp diện cho đến hết thế chiến thứ Hai. Lúc này, phe đồng minh lên kế hoạch cho một trật tự mới.
Lúc này, bộ quy tắc định hướng phát triển tiền tệ cho ba thập kỷ sau đó được hình thành. Hệ thống Bretton Woods System nhận được sự thống nhất cao:
- Đồng đô la Mỹ được tự do chuyển đổi với các đối tác thương mại với giá 35 đô/Ounce.
- Các đồng tiền khác gián tiếp được Neo với vàng thông qua tỷ giá hối đoái cố định thông qua đồng Đô.
- Các quốc gia sẽ thông qua IMF để trao đổi giá trị tiền tệ.
1967- Chiến tranh tiền tệ lần hai nổ ra
Năm 1967, chiến tranh tiền tệ lần hai nổ ra, khi ấy:
- Anh là nước khơi mào khi lượng tiền phát hành tăng gấp 4 lần so với dự trữ vàng.
- Pháp rút khỏi thỏa thuận với Mỹ và Anh trước đó để ngăn tình trạng lạm phát tăng cao.
- Mỹ chịu áp lực lớn khi mỗi một đô la tương đương với 30 tấn vàng bị người nắm giữ đem đổi lấy vàng.
- Giá vàng trên thị trường tăng cao đến 45 đô la/Ounce.
- …
Chiến tranh tiền tệ lần thứ hai khiến Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề
Giai đoạn 1967-1971 là thời kỳ chiến tranh tiền tệ xảy ra mạnh mẽ nhất. Sau đó, Mỹ tiếp tục gánh chịu 3 lần suy thoái kinh tế khác vào năm 1973-1981.
Với tác động của Covid-19 và thiên tai, sự nóng lên của khí hậu toàn cầu,…dự báo chiến tranh tiền tệ lần tới có thể sớm nổ ra. Bạn nghĩ sao về nhận định này? Hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết nhé!
Theo Người Thành Công.
4.9/5 (100 votes)