Cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc mới nhất theo quy định, xem ngay!

calendar 16/08/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP sẽ được dùng làm căn cứ để người lao động xác định thời gian tính lương trợ cấp thôi việc, mất việc.

 Nếu đang băn khoăn vấn đề này, hãy cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc chính xác qua những thông tin dưới đây bạn nhé!

Người lao động cần đáp ứng điều kiện gì để được hưởng trợ cấp?

Để được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc, người lao động cần đáp ứng được các điều kiện sau:

Quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP sẽ được dùng làm căn cứ để người lao động xác định thời gian tính lương trợ cấp thôi việc, mất việc

- Đối với thôi việc: Căn cứ theo ĐIều 46, Bộ luật lao động năm 2019: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo các Khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10 của Điều 34, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc cho mình thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

- Đối với mất việc:

Theo quy định tại Điều 47, Bộ luật lao động năm 2019: Người sử dụng lao động sẽ phải trả trợ cấp mất việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên nhưng bị mất việc làm theo quy định.

Như vậy, cứ mỗi năm NLĐ làm việc cho người sử dụng lao động sẽ được tính trả 11 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Cách xác định thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc

Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho doanh nghiệp trừ đi thời gian NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc.

Xác định thời gian tính trợ cấp trong trường hợp đặc biệt

Khi xác định thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trong các trường hợp đặc biệt sau đây:

Xác định thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động cần căn cứ vào nhiều trường hợp đặc biệt

Doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước hoặc cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước

Trường hợp doanh nghiệp có vốn 100% của nhà nước hoặc cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước chấm dứt HĐLĐ với NLĐ có thời gian làm việc tại công ty thuộc khu vực nhà nước, chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp đó trước ngày 1/1/1995.

Tuy nhiên, họ chưa nhận được trợ cấp thôi việc, mất việc, trợ cấp xuất ngũ, chuyển ngành. Như vậy, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm tính cả thời gian NLĐ đã làm việc thực tế ở khu vực nhà nước trước đó và cả thời gian làm việc thực tế cho mình.

NLĐ làm việc theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau cho người sử dụng lao động

Trường hợp NLĐ làm việc theo nhiều HĐLĐ kế tiếp nhau cho người sử dụng lao động, khi chấm dứt hợp đồng chưa được chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc thì thời gian thực tế làm việc là tổng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động.

NLĐ tiếp tục làm việc tại hợp tác xã, doanh nghiệp

Nếu người lao động tiếp tục làm việc tại hợp tác xã, doanh nghiệp trong các trường hợp: Sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; sau khi bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; sau khi chuyển nhượng quyền sở hữu, sử dụng tài sản.

Đối với các trường hợp này, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định thời gian NLĐ đã làm việc thực tế để tính trả trợ cấp thôi việc, mất việc như sau:

- Nếu HĐLĐ chấm dứt theo quy định của các Khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10 tại Điều 34, thời gian NLĐ đã làm việc thực tế được tính trả trợ cấp là tổng thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động.

- Nếu HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại Khoản 11 Điều 34, thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho doanh nghiệp được tính trả trợ cấp là tổng thời gian làm việc thực tế theo các HĐLĐ cho người sử dụng.

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động là chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian NLĐ làm việc tại khu vực nhà nước và được tuyển dụng lần cuối trước ngày 1/1/1995 vào doanh nghiệp.

Hướng dẫn tính mức hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc

Căn cứ vào thời gian làm việc của NLĐ cho người sử dụng lao động để tính mức hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả trợ cấp này cho NLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, mất việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liên tiếp theo HĐLĐ trước khi NLĐ thôi việc, mất việc làm

Cách tính mức hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc

Đối với mức hưởng trợ cấp thôi việc: Trách nhiệm của người sử dụng lao động là trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp nửa tháng tiền lương.

Đối với trợ cấp mất việc: NLĐ đã làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên nhưng bị mất việc làm sẽ được trả 1 tháng tiền lương/năm, nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Quy định về tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, mất việc

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, mất việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liên tiếp theo HĐLĐ trước khi NLĐ thôi việc, mất việc làm.

Theo Ebh.vn

4.9/5 (78 votes)

24 04/24

Ứng viên bị động là gì? 5 cách tìm kiếm & chiêu mộ ứng viên bị động

Ứng viên bị động được hiểu là những người được nhà tuyển dụng cân nhắc và tuyển dụng ở vị trí đang khuyết thiếu trong công ty. Chiêu mộ được ứng viên bị động đáng giá là một phần thưởng lớn cho nhà tuyển dụng tài năng.

22 04/24

Top 10+ Ngành nghề HOT nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện Top 10+ ngành nghề nổi tiếng và quan trọng. Để lựa chọn cho mình ngành nghề phù hợp là điều vô cùng quan trọng, cần phải xem xét kỹ.

20 04/24

Xu hướng công việc năm 2023

Xu hướng làm việc ở nhà hoặc tôi sẽ nghỉ đang dần chuyển sang đi làm ngày không thì bị mất việc.

18 04/24

Telesale là gì? Khám phá công việc hàng ngày của một telesale

Hiện nay, vị trí telesale đang được tuyển dụng rất nhiều và đang là ngành nghề hot nhất. Có thể thấy, hầu hết bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều sẽ có vị trí này.

16 04/24

Hướng dẫn chi tiết cách tính trợ cấp thôi việc theo Nghị định 145 của Chính phủ

Cách tính trợ cấp thôi việc mới đây đã được sửa đổi và ban hành theo Nghị định 145 của Chính phủ nhằm bảo vệ về quyền lợi cho người lao động khi nghỉ việc.

14 04/24

Tất tần tật những thông tin cần biết về việc sa thải người lao động

Sa thải người lao động đã không còn là hình ảnh xa lạ đối với những nhân viên chuyên đi làm tại các cơ quan doanh nghiệp lớn nhỏ cả ở trong nước và quốc tế.

12 04/24

Thỏa ước lao động tập thể là gì? Những điều cần biết về xây dựng và sửa đổi thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nó được dùng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

10 04/24

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện nay

Không tham gia bảo hiểm thất nghiệp có được không hiện là băn khoăn của nhiều người lao động. Vậy bảo hiểm thất nghiệp là tự nguyện hay bắt buộc tham gia?

08 04/24

Cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc mới nhất theo quy định, xem ngay!

Quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP sẽ được dùng làm căn cứ để người lao động xác định thời gian tính lương trợ cấp thôi việc, mất việc.

06 04/24

Bạn nên thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của mình nếu thấy 5 dấu hiệu sau!

Đôi khi, tiếp tục những phương án hiện tại không mang lại thành công trong sự nghiệp như chúng ta nghĩ. Sau đây là 5 dấu hiệu cho biết đã đến lúc phải thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của mình, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

04 04/24

Tổng hợp 52 chủ đề bao quát 365 trải nghiệm cảm xúc tiêu cực dẫn đến nghỉ việc (Phần III)

Ở 2 phần trước, chúng ta đã tìm hiểu xong 34 chủ đề bao quát 365 trải nghiệm cảm xúc tiêu cực của người lao động dẫn đến nghỉ việc. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu 18/52 chủ đề còn lại, mời quý độc giả hãy cùng tham khảo nhé!

02 04/24

Những điều cần biết về Luật lao động Việt Nam năm 2021

Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua 20/11/2019 với nhiều nội dung sẽ áp dụng từ 01/01/2021. Vậy người lao động và doanh nghiệp cần biết những điều gì? Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

31 03/24

Tổng hợp 52 chủ đề bao quát 365 trải nghiệm cảm xúc tiêu cực dẫn đến nghỉ việc(Phần II)

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu 17 chủ đề cho thấy những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực dẫn đến nghỉ việc của người lao động. Đến với bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp 17 theo, mời quý độc giả đón xem thông qua những nội dung dưới đây nhé!

29 03/24

Điều kiện đăng ký người phụ thuộc và miễn trừ gia cảnh

Những ai được coi là người phụ thuộc? Họ cần đáp ứng điều kiện gì? Mức giảm trừ gia cảnh đối với những người đó ra sao? Tất cả băn khoăn trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Vì thế đừng vội bỏ qua chia sẻ hữu ích này quý vị nhé!

27 03/24

Tổng hợp 52 chủ đề bao quát 365 trải nghiệm cảm xúc tiêu cực dẫn đến nghỉ việc(Phần I)

Tuyển dụng, phỏng vấn, hội nhập, nước uống, nhà vệ sinh,... là một số chủ đề bao quát các trải nghiệm cảm xúc tiêu cực dẫn đến nghỉ việc. Những thông tin dưới đây sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn, vì vậy đừng vội bỏ qua nhé!

25 03/24

Trong 10 năm tới, 7 công việc này sẽ tiếp tục khát nhân lực

Hiện nay, xã hội phát triển nên nhu cầu của con người cũng vì đó mà thay đổi. Đặc biệt, trong vòng 10 năm tới, sẽ có nhiều vị trí nghề nghiệp khát và phải tăng thêm 20-40% nhân lực. Để biết công việc đó là gì, hãy dành thời gian theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé!