Cách phân biệt 4 loại văn bản: Luật, Nghị định, Nghị quyết và Thông tư
30/07/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Luật, Nghị định, Nghị quyết và Thông tư là 4 loại văn bản quy phạm pháp luật ta thường nghe đến. Tuy nhiên, chúng khác nhau như thế nào không phải điều ai cũng biết.
Vậy thực ra các văn bản này có mục đích sử dụng là gì? Làm thế nào để phân biệt 4 loại này? Hãy đề chuyên trang giúp bạn trả lời vấn đề khó nhằn này qua bài viết dưới đây nhé.
Luật
Luật được xem là văn bản có giá trị cao thứ 2(chỉ sau Hiến Pháp) và được ban hành bởi Quốc hội. Luật quy định rất nhiều lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng đến văn hóa, giáo dục,...
Luật được xem là văn bản có giá trị cao thứ 2(chỉ sau Hiến Pháp)
Cụ thể, Luật được Quốc hội ban hành để quy định về những vấn đề sau:
- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia và nhiều cơ quan khác do Quốc hội thành lập nên.
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, việc hạn chế quyền của tội phạm cùng hình phạt tương ứng.
- Các chính sách về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế,...
- Các chính sách về những lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường,...
- Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền Quốc hội.
Nghị định
Nghị định chính là một hình thức văn bản được chính phủ ban hành nhằm mục đích hướng dẫn hoặc quy định những vấn đề phát sinh chưa có trong luật pháp.
Nghị định do Chính phủ ban hành có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp, luật và pháp lệnh
Nghị định được ban hành bởi Chính Phủ ban hành để quy định chi tiết thi hành luật; quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội; cùng nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan thuộc Chính phủ,...
Nghị định do Chính phủ ban hành có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp, luật và pháp lệnh. Tuy nhiên, nó lại cao hơn các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Nghị quyết
Nghị quyết chính là loại văn bản được sử dụng trong những cuộc họp sau khi đã kết thúc quá trình thảo luận, và nhất trí bằng cách biểu quyết theo số đông. Nghị quyết thể hiện giải pháp, quyết định cuối cùng của một cơ quan, tổ chức về vấn đề đó.
Nghị quyết được dùng khi đã kết thúc quá trình thảo luận, và nhất trí bằng cách biểu quyết
Tùy thuộc vào cơ quan ban hành, Nghị quyết có những chức năng khác nhau.
- Nghị quyết do Quốc hội ban hành chủ yếu về các kế hoạch trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, kinh tế - xã hội, quốc phòng,...
- Nếu Nghị quyết được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, nội dùng thường sẽ giải thích Hiến pháp, Luật hoặc kiểm soát quá trình thực thi.
- Nghị quyết do Chính phủ ban hành chủ yếu liên quan đến các quyết định nhằm phát triển và củng cố bộ máy nhà nước.
Thông tư
Và cuối cùng chính là Thông tư. Đây là văn bản dùng để giải thích, hướng dẫn thực hiện các văn bản khác của Nhà nước ban hành.
Thông tư được sử dụng với mục đích hướng dẫn Nghị định, do cấp bộ ban hành
Các văn bản này đều thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Nói cách khác, Thông tư được sử dụng với mục đích hướng dẫn Nghị định, do cấp bộ ban hành.
Trên đây là những thông tin giúp bạn phân biệt 4 loại văn bản pháp luật: Luật, Nghị định, Nghị quyết và Thông tư. Hy vọng bạn đã nắm rõ cách nhận biết các văn bản trên.
Theo: hoatieu.vn
4.8/5 (73 votes)