3 chiến lược tâm lý hiệu quả: Khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn
02/07/2024 Đăng bởi: Hà Thu
Chiến lược tâm lý hiệu quả mà doanh nghiệp hay áp dụng như thả mồi nhử, kết thúc giá bằng số 9, giới hạn thời hạn giảm giá, chiết khấu trên tổng đơn hàng,…
Thực tế, các nhà tiếp thị và truyền thông hiểu rõ về nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Do đó, họ đã sử dụng các chiến lược tâm lý để khơi dậy chúng. Với nhằm thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng, sử dụng dịch vụ. Vậy các phương pháp thao túng đó là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Chiến lược tâm lý hiệu quả: Thả mồi nhử
Đây là một chiến lược tâm lý hiệu quả thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng. Bằng cách cung cấp cho khách hàng một lựa chọn hấp dẫn. Nhưng kém giá trị hơn so với sản phẩm của doanh nghiệp.
Hiệu ứng thả mồi nhử hoạt động dựa trên nguyên tắc so sánh. Khi người tiêu dùng được cung cấp hai lựa chọn, họ sẽ có xu hướng đánh giá cao điều tốt hơn. Chính vì vậy, sản phẩm kém giá trị hơn đóng vai trò làm “mồi nhử”.
Phương pháp giá kết thúc bằng số 9
Thực tế, cách thức này được sử dụng để thúc đẩy hành vi mua hàng. Chúng dựa trên nguyên tắc con người có chọn một giá cả thấp hơn nếu kết thúc bằng số 9.
Điều này bởi do chúng ta có xu hướng tập trung vào số đầu tiên của một giá cả. Ví dụ, sản phẩm có giá 99.000 đồng được đánh giá là rẻ hơn so với 100.000 đồng. Mặc dù sự khác biệt thực tế về giá cả rất nhỏ.
Giới hạn thời gian Sale
Thực tế, đây là chiến lược tâm lý hiệu quả. Chúng ta thường cảm thấy sản phẩm được bán trong thời gian ngắn rất khan hiếm. Chính vì vậy, người mua hàng thấy chúng có giá trị hơn và sợ bỏ lỡ cơ hội. Từ đó, dẫn đến hành động mua hàng nhanh hơn.
Thời gian giảm giá ngắn thúc đẩy hành vi mua hàng
Giới hạn thời gian Sale thường được sử dụng trong các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ và giải trí. Ví dụ, nhiều cửa hàng dùng phương pháp này để bán hàng tồn kho. Các dịch vụ như vé máy bay và phòng khách sạn cũng hay dùng chiến lược này. Với mục đích khuyến khích khách hàng đặt sớm.
Chiết khấu trên tổng đơn hàng: Chiến lược tâm lý hiệu quả
Chiết khấu trên tổng đơn hàng được dùng trong các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ và giải trí. Ví dụ, đại lý bán lẻ áp dụng chiết khấu 10% cho tổng đơn hàng từ 500.000 đồng trở lên.
Như vậy, nếu khách hàng mua sản phẩm trị giá 450.000 đồng. Họ có xu hướng mua thêm sản phẩm trị giá từ 50.000 đồng nữa để được chiết khấu.
Khi khách hàng biết rằng họ được giảm giá nếu mua nhiều sản phẩm. Khách hàng sẽ lấy thêm nhiều hơn mức dự định ban đầu. Điều này giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận.
Sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ gợi cảm
Hiệu ứng này thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng. Hình ảnh và ngôn ngữ gợi cảm kích thích cảm xúc của người mua. Chẳng hạn như ham muốn, sự quyến rũ và sự tự tin. Từ đó thao túng tâm lý người tiêu dùng mua hàng.
Phương pháp sử dụng hình ảnh gợi cảm kích thích nhu cầu tiềm ẩn về cái đẹp, sự tự tin
Ví dụ, quảng cáo quần áo dùng hình ảnh của người mẫu để thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngành du lịch sử dụng ngôn ngữ gợi cảm để mô tả những cảnh đẹp, trải nghiệm thú vị.
Kết luận
Tóm lại, doanh nghiệp thường áp dụng những chiến lược marketing như thả mồi nhử, kết thúc giá bằng số 9, giới hạn thời hạn giảm giá, chiết khấu trên tổng đơn hàng, sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh gợi cảm để kích thích ham muốn tiềm ẩn. Từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng của người mua.
Hy vọng bài viết của hệ thống đã cung cấp những thông tin hữu ích về 3+ chiến lược tâm lý hiệu quả giúp khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.
Theo Brandsvietnam.com
4.9/5 (22 votes)