Hô hấp nhân tạo là gì? Hướng dẫn kỹ thuật hô hấp nhân tạo đúng cách
26/02/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Hô hấp nhân tạo là sự duy trì sự sống cho người bị chấn thương, ngừng thở do đuối nước, ngạt, điện giật. Nạn nhân có qua khỏi hay không phần lớn nhờ vào kỹ thuật sơ cứu này.
Nếu bạn vẫn chưa biết cách thực hiện hô hấp nhân tạo, hãy trang bị ngay kiến thức thông qua bài viết dưới đây. Tin rằng nội dung này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích nhất.
Hô hấp nhân tạo là gì? Tại sao phải hô hấp nhân tạo ngay tại chỗ?
Hô hấp nhân tạo là biện pháp cấp cứu khẩn hỗ trợ tuần hoàn hô hấp cho bệnh nhân. Nếu tình trạng ngừng thở diễn ra quá lâu sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong máu và tế bào. Điều này khiến các tế bào cơ thể bị tê liệt rồi chết(đầu tiên là TB thần kinh của não).
Hô hấp nhân tạo kịp thời, đúng cách sẽ cứu sống được nạn nhân
Khi gặp trường hợp tim ngừng đập, chấn thương do bị đuối nước, ngạt, điện giật, chúng ta cần thực hiện hô hấp nhân tạo nạn nhân ngay tại nơi xảy ra. Đây được coi là cấp cứu tối khẩn cấp, phải được tiến hành khẩn trương.
Hướng dẫn chi tiết thực hiện sơ cứu hô hấp nhân tạo đúng cách
Sau đây là các bước tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ cho nạn nhân gặp phải trường hợp ngưng thở.
Hô hấp nhân tạo tại chỗ cho nạn nhân bị đuối nước
- Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa, người sơ cứu quỳ ngay bên cạnh và sát ngang vai. Sau đó, hãy để một chiếc gối hoặc áo mềm dưới gáy nạn nhân, đầu phải hơi ngửa ra phía sau.
- Bước 2: Sử dụng một ngón tay cuốn vải sạch và đưa vào trong miệng nạn nhân, lau hết đờm, dãi, các chất nôn, dị vật.
- Bước 3: Chúng ta sử dụng một miếng gạc mỏng dùng để che kín miệng nạn nhân. Trường hợp không có sẵn, bạn nên thực hiện cấp cứu không đặt gạc(thổi hơi trực tiếp vào miệng người bị thương).
Theo nguyên tắc hô hấp nhân tạo, người cấp cứu phải sử dụng 1 tay bóp kín 2 bên mũi của nạn nhân, tay còn lại đẩy mạnh cằm để miệng được hé ra.
- Bước 4: Người cấp cứu hít một hơi thật mạnh, áp miệng mình vào sát miệng của nạn nhân và thổi thật mạnh mạnh.
Hướng dẫn chi tiết thực hiện sơ cứu hô hấp nhân tạo đúng cách
Nguyên tắc: Thổi liên tục 2 hơi(đối với người lớn), 2 hơi(trẻ em dưới 8 tuổi). Ngoài ra, bạn phải quan sát lồng ngực nạn nhân phồng lên, sau đó để nó tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.
Thực hiện liên tiếp các động tác trên với nhịp độ: người lớn khoảng 15 - 20 lần/ phút, trẻ dưới 8 tuổi thổi ngạt tử 20 - 30 lần/ phút.
Dấu hiệu nhận biết nạn nhân đã có sự sống trở lại
Theo nguyên lý, vì một nguyên nhân nào đó khiến nạn nhân ngưng thở, không thể tự thực hiện động tác hít vào và thở ra một cách tự nhiên. Chính vì thế, nếu được người cấp cứu hô hấp nhân tạo sẽ hỗ trợ đáng kể cho quá trình này.
Kỹ thuật cấp cứu hô hấp nhân tạo đúng cách
Nạn nhân có sự sống trở lại sẽ xuất hiện một trong các dấu hiệu sau đây:
- Miệng nạn nhân co giật, có chuyển động.
- Nạn nhân bắt đầu có cử động ở cổ họng hoặc các ngón tay.
- Màu da trở lại bình thường, không tái xanh, sạm đen.
- Nạn nhân có thể bắt đầu thở độc lập, tự phát.
Sau khi tiến hành hô hấp nhân tạo và có những dấu hiệu sự sống trở lại, bạn cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Hy vọng những kỹ năng này sẽ mang lại nhiều bổ ích trong các trường hợp nguy kịch nhất.
Theo: vinmec.com
4.8/5 (81 votes)