Đòn bẩy tài chính là gì? 3 lý do doanh nghiệp nên dùng đòn bẩy tài chính
04/08/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Trong lĩnh vực tài chính một trong những thuật ngữ được dùng thường xuyên, phổ biến chính là đòn bẩy. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Có các lý do nào doanh nghiệp nên dùng đòn bẩy? Để giải đáp đừng vội bỏ lỡ chia sẻ hữu ích ngay trong bài viết bên dưới bạn nhé!
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính viết tắt là FL(Financial Leverage). Là mức độ dùng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để gia tăng tỷ số ROE(lợi nhuận trên vốn sở hữu) hay EPS(thu nhập trên cổ phần).
Đòn bẩy tài chính là mức độ dùng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để gia tăng tỷ số ROE hay EPS
Đồng thời, FL là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong công việc điều hành chính sách tài chính doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn so với vốn chủ sở hữu thì đòn bẩy tài chính sẽ lớn. Ngược lại, khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn so với vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính sẽ thấp.
Những nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính
D/A, D/C, D/E, hệ số đòn bẩy tài chính, EBIT/chi phí lãi vay là nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính. Cùng chuyên trang tìm hiểu mục bên dưới để hiểu rõ hơn bạn nhé:
D/A(tổng nợ/tổng tài sản)
D/A đo lường mức độ dùng nợ vay của doanh nghiệp nhằm tài trợ cho tổng tài sản. Tức là hiện tại trong tổng số tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bao nhiêu phần trăm là nợ vay.
Hệ số phụ thuộc khá nhiều yếu tố như lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp, mục đích vay, loại hình và quy mô doanh nghiệp. Để biết tỷ số cao hay thấp, bạn có thể so sánh với tỷ số trung bình ngành.
D/C(hệ số nợ/vốn)
Tổng nợ/(Vốn chủ sở hữu + Tổng nợ)
D/C cung cấp cho các nhà đầu tư và nhà nghiên cứu về sức mạnh tài chính cũng như cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. So với mức bình quân ngành, doanh nghiệp nào có tỷ lệ nợ trên vốn cao thì doanh nghiệp có thể sở hữu tài chính không khả quan.
D/E(tổng nợ/vốn chủ sở hữu)
D/E dùng để phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp. Nó cho bạn biết vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ mà doanh nghiệp dùng để chi trả cho hoạt động. Đây là tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ
Hệ số này thể hiện vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ cũng như vốn vay. Tỷ số thấp thể hiện khả năng tự chủ tài chính tuy nhiên cũng thấy rằng doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được nhiều lợi thế của FL.
EBIT/chi phí lãi vay(hệ số chi trả lãi vay)
Hệ số chi trả lãi vay thể hiện lãi vay và mức độ lợi nhuận trước thuế bảo đảm khả năng trả lãi của doanh nghiệp.
- Chỉ số này.
- Chỉ số lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay.
Một số lý do doanh nghiệp nên dùng đòn bẩy tài chính
- Để duy trì hoạt động, thông thường doanh nghiệp sẽ dùng nợ vay. Nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn đồng thời mong muốn gia tăng tỷ số ROE(lợi nhuận trên vốn sở hữu) hay EPS(thu nhập trên cổ phần).
Để bù đắp sự thiếu hụt vốn đồng thời mong muốn gia tăng tỷ số ROE hay EPS
- FL giống như công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế từ vốn của người sở hữu. Đồng thời là công cụ để có thể kìm hãm sự gia tăng đó. Thất bại hay thành công đều nhờ vào sự khôn ngoan của nhà đầu tư khi chọn cơ cấu tài chính.
- Một số doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính giống như “Lá chắn thuế”. Bởi tiền lãi vay phải trả là khoản chi phí hợp lý và được trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Từ đó, giúp tiền thuế doanh nghiệp nộp ít đi, gia tăng lợi nhuận.
Công thức
Độ lớn của FL tại mức lợi nhuận trước thuế cũng như lãi vay được tính theo công thức sau đây:
Trong đó:
- Lãi vay và lợi nhuận trước thuế: EBIT.
- Lợi nhuận của vốn chủ sở hữu: EPS.
Trường hợp kí hiệu I là lãi vay phải trả sau một số biến đổi sẽ có công thức sau:
Trong đó:
- Chi phí cố định kinh doanh(không tính lãi vay): F.
- Chi phí có thể biến đổi đơn vị sản phẩm: v.
- Giá bán đơn vị sản phẩm: p.
- Số lượng sản phẩm bán ra: Q.
Khi dùng đòn bẩy tài chính cần lưu ý gì?
- Nếu chủ đầu tư thiếu định hướng rất dễ xảy ra tình trạng khủng hoảng hoặc tính toán sai sẽ làm cho việc mua bán trở nên khó khăn. Từ đó, dẫn tới thực trạng ngưng đọng vốn, trong trường hợp không kịp xoay sẽ trắng tay.
- Chọn lựa nguồn vốn phải cẩn trọng. Bởi lãi suất cao, lợi nhuận giảm. Nếu không may gặp rủi ro thì lãi suất cao sẽ làm cho nhà đầu tư điêu đứng. Bạn hãy chọn lựa những ngân hàng đang có vay vốn ưu đãi như Sacombank, Vietcombank, BIDV…
Theo Thebank.vn
4.8/5 (91 votes)