Bát Chánh Đạo 8 luật ngầm bạn bản lĩnh, an yên trước mọi sóng gió
26/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Bát Chánh Đạo còn được gọi là Bát chính đạo hoặc Bát Thánh Đạo. Tám đạo lớn này bao gồm Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Thật ngắn gọn nhưng tám “chính đạo” kể trên lại quyết định rất lớn đến năng lượng, sự tinh anh, vững chãi của một con người.
Chánh Kiến: Nhận thức sáng suốt
Khá nhiều người nhầm tưởng rằng Chánh Kiến tức phải có cá tính, màu sắc, ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên, “Kiến” mà Bát Chánh Đạo nói tới là “nhận thức, sự hiểu biết” những quy luật bất biến.
Ấy là sinh tử, là luật nhân quả, là diệt, là đạo,…Con người cần luôn tu tập, học hỏi để mở mang kiến thức, ngộ ra những luật ngầm và sống đúng với quy luật tự nhiên mới mong có hạnh phúc.
Chánh Kiến là nhận thức, thấu hiểu, là sự sáng suốt của trí tuệ
Chánh Tư Duy: Có tư duy sáng suốt
Tư duy vạch đường chỉ lối cho hành động. Nếu không có tư duy sáng suốt, mọi cố gắng nỗ lực chẳng những không mang về thành quả mà còn có thể tạo nghiệp.
Vì thế, con người cần có suy nghĩ chân chính, tin vào điều phải, đấu tranh chống lại cái ác. Chỉ khi có những suy nghĩ, tư duy, định hướng sáng suốt chúng ta mới dần rời xa con đường vô minh mà nhiều người mắc phải.
Chánh Ngữ: Lời nói chân thật, ngay thẳng
Có câu “Thiện ý một câu ấm ba đông- Lời độ lạnh người sáu tháng ròng”, lời nói có sức mạnh ghê gớm. Nó có thể là gươm giáo “giết chết” nhuệ khí, sự tự tin, hi vọng của một người. Vì thế, bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi nói, tránh gieo duyên xấu.
Lời nói ngay thẳng, hòa nhã, giản dị, tạo cơ hội để mở cánh cửa giác ngộ từ tâm của mỗi người,…vừa giúp bạn thêm sang vừa mang tới những kết nối bền chặt, giá trị hơn.
Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất, giữ Chánh Ngữ tức đã giúp bạn tu tập, gieo duyên lành rất lớn
Chánh Nghiệp: Chọn cho mình hướng đi đúng đắn
Trước rất nhiều lựa chọn với hằng hà sa số những cám dỗ, bạn cần tỉnh táo để chọn cho mình một định hướng đúng đắn.
Hãy hỏi việc mình làm có tổn hại đến ai hay không? Có gây ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và xã hội? Nếu nó mang ý nghĩa tốt đẹp, bạn đừng ngại theo đuổi. Dù khó khăn còn muôn trùng nhưng chắc chắn, có một Chánh Nghiệp, cuộc đời bạn cũng sở hữu ý nghĩa riêng, không lãng phí, vô vị.
Chánh Mạng: Mọi chúng sinh đều bình đẳng
Phật giáo cho rằng mọi chúng sinh đều bình đẳng. Vì thế Chánh mạng nhằm nhắc nhở con người chọn nghề sinh sống chân chính, thiện lượng, không bóc lột, xâm hại đến lợi ích của kẻ khác.
Chi thứ 5 trong Bát Chánh còn nhằm nhắc nhở chúng ta tránh xa nghiệp xấu như buôn bán vũ khí, đồ tể, buôn người, bán độc dược, giết hại và ăn thịt thú rừng,…
Chánh mạng tức mọi chúng sinh đều bình đẳng như nhau trong cõi tạm
Chánh Tinh Tấn: Luôn siêng năng, chú tâm
“Tinh Tấn” được nói trong Bát Chánh là sự siêng năng, chú tâm, cố gắng nỗ lực hết mình. Làm được như vậy, chắc chắn bạn cũng sẽ nhận được thành quả xứng đáng với những gì mình đã bỏ ra, tránh lãng phí thời gian vô nghĩa.
Chánh Niệm: Có ý nghĩ tốt
Mọi hành động đều xuất phát từ suy nghĩ, ý niệm. Khi có suy nghĩ xấu, nguy cơ hành động sai trái có thể xảy ra không hề nhỏ.
Vì thế, bạn cần luôn tu tập, nhắc nhở để hướng bản thân đến suy nghĩ thông suốt, tránh mưu hại, nghĩ xấu, tức giận,….
Chánh Định: Tập trung tư tưởng để tu tập
Chẳng còn cách nào hiệu quả hơn việc tập trung tu tập để thoát khỏi tham, sân, si, dần làm chủ chính mình. Vì thế, đây cũng là chánh thứ 8 trong Bát Chánh Đạo.
Nhờ đó, chúng ta dễ dàng có được sự an lạc trong tâm, mạnh mẽ trong suy nghĩ, …Đây là nền tảng để giúp bạn vượt qua muôn trùng khó khăn, mang đến nhiều khởi sắc hơn nữa cho chúng ta về mọi mặt.
Theo Chiasedaophat.com, Vi.wikipedia.org
4.8/5 (95 votes)