Kênh phân phối là gì? Các kênh phân phối hiện này và chiến lược xây dựng
07/09/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Kênh phân phối chính là cầu nối liên kết người tiêu dùng với sản phẩm của nhà sản xuất. Nó giúp tiếp cận khách hàng theo cách tối đa hóa doanh thu, nhận thức về thương hiệu.
Nhằm giúp độc giả hiệu được tổng quan về kênh phân phối, các chuyên mục có trong bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích, cụ thể như sau:
Khái niệm kênh phân phối
Kênh phân phối là tập hợp các cá nhân, tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào việc đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Kênh phân phối là tập hợp các cá nhân, tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào việc đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng
Tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào kênh này được gọi là thành viên. Họ nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng(nếu có) và được gọi là trung gian phân phối.
Các loại trung gian phân phối có thể có bao gồm: Đại lý và môi giới, nhà phân phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ.
Kênh phân phối có mấy loại?
Hiện nay, kênh phân phối được chia làm 3 loại, cụ thể là:
các loại kênh phân phối hiện nay
Kênh trực tiếp
Đây là loại kênh có thành phần tham gia chỉ gồm: Nhà sản xuất, người tiêu dùng. Sản phẩm sau khi tạo ra sẽ được phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng không qua bất kỳ bên trung gian nào.
Kênh gián tiếp
Kênh phân phối này bao gồm: Nhà sản xuất, người tiêu dùng cùng với các cấp phân phối trung gian ở giữa. Kênh này được chia thành 2 loại là: Kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối truyền thống.
Kênh phân phối được chia làm 3 loại là: Kênh trực tiếp, gián tiếp và đa cấp
- Kênh phân phối hiện đại: Tồn tại 3 thành phần tham gia, tuy nhiên, thành phần trung gian thường là các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Việc vận hành bán lẻ tại đây được tổ chức bài bản, có kế hoạch hơn về phương diện quản lý nguồn hàng, bán hàng, logistics.
- Kênh phân phối truyền thống: Là kênh có hàng hóa khi sản xuất ra được phân phối theo trình tự từ nhà sản xuất qua trung gian phân phối rồi đến tay người tiêu dùng.
Kênh đa cấp
Đây là mô hình trong đó bản thân người tiêu dùng cũng là nhà phân phối và ngược lại. Kênh này có ưu điểm giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí cho quảng cáo nhưng vẫn phải chi hoa hồng cho các thành phần trung gian.
Ngoài ra, vì kênh phân phối đa cấp là một mạng lưới lớn bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng tham gia nên thường khó quản lý và dễ bị lợi dụng nhằm mục đích lừa đảo.
Chức năng
Chức năng của kênh phân phối được thể hiện đối với cả nhà sản xuất với khách hàng là:
Đối với nhà sản xuất
Kênh phân phối giúp nhà sản xuất bao phủ thị trường thông qua biện pháp đưa sản phẩm đến với nhiều điểm người tiêu dùng có nhu cầu.
Kênh phân phối là công cụ giúp nhà sản xuất nắm bắt thị trường để hiểu được nhu cầu, mục đích của khách hàng về sản phẩm
Việc phân phối hàng hóa trên diện rộng đòi hỏi hệ thống lớn, bài bản về cơ sở hạ tầng, con người và quy trình. Khi đó, thiết lập kênh phân phối với 1 hoặc nhiều cấp giúp nahf sản xuất phủ được thị trường nhưng không phải đầu tư tốn kém, mất thời gian.
Bên cạnh đó, kênh phân phối còn là công cụ giúp nhà sản xuất nắm bắt thị trường để hiểu được nhu cầu, mục đích của khách hàng về sản phẩm cũng như tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh.
Đồng thời, toàn bộ kênh giúp nhà sản xuất làm tốt hơn trong khâu CSKH ở các dịch vụ như: Giao nhận, đặt hàng, bảo hành, bảo trì, hướng dẫn sử dụng, xử lý khiếu nại, thắc mắc,...
Đối với khách hàng
Kênh phân phối đảm bảo luôn có sẵn hàng khi người tiêu dùng cần trong thời gian sớm nhất và thuận tiện nhất, Thay vì phải tìm đến nhà sản xuất những nơi xa, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm ở đại lý, tạp hóa, đầu mối gần nhà.
Nhờ có kênh phân phối, hàng hóa được trưng bày rõ ràng và thông tin được giới thiệu cụ thể, trực tiếp giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu, chọn lựa.
Nền tảng để xây dựng, cải thiện chiến lược phát triển kênh
Doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây nếu muốn xây dựng, cải thiện chiến lược phát triển kênh phân phối, cụ thể:
Hiểu năng lực của doanh nghiệp mình và phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu
- Hiểu năng lực của doanh nghiệp mình và phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Xác định, lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất.
- So sánh, đánh giá và thích ứng.
Cách quản trị kênh phân phối hiệu quả
Để quản trị kênh phân phối hiệu quả, bạn cần lưu ý những phương pháp:
- Khuyến khích thành viên trong kênh hoạt động tích cực.
- Quan tâm, tìm hiểu nhu cầu, trở ngại của nhân viên trong kênh đang gặp phải để đưa ra sự trợ giúp kịp thời.
- Đánh giá hoạt động của các thành viên, có những chính sách thưởng - phạt phù hợp.
Theo Babuki.vn
4.8/5 (94 votes)