Tất tần tật về mô hình 7S trong kinh doanh bạn không nên bỏ lỡ
12/10/2022 Đăng bởi: Hà Thu
Để trở nên thành công, mỗi xí nghiệp cần phải trang bị đầy đủ những kiến thúc về tổ chức nội bộ và tìm ra cách thức làm việc tốt, hiệu quả cao hơn trong chặng đường kinh doanh.
Chính vì thế, mô hình 7S ra đời đã mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phát triển kinh tế của cả công ty. Trong bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ cung cấp những kiến thức chi tiết hơn về phương pháp này!
Mô hình 7S là gì? Gồm những nhân tố nào?
Mô hình 7S của McKinsey được biết đến là công cụ phân tích thiết kế tổ chức của công ty bằng cách xem xét 7 nhân tố nội bộ chính để xác định xem chúng có được liên kết hiệu quả hay không và cho phép tổ chức đạt được mục tiêu đó.
Nội dung cơ bản của mô hình 7S
Mô hình này sẽ bao gồm 7 nhân tố phụ thuộc lẫn nhau và sẽ được phân loại thành phần “cứng” hoặc “mềm”.
Các nhân tố cứng và mềm sẽ có cách xác định khác nhau
Các nhân tố “cứng” khá dễ để xác định và các vị lãnh đạo có thể trực tiếp ảnh hưởng đến chúng như: Chiến lược, cấu trúc, hệ thống.
Tuy nhiên, các nhân tố “mềm” có thể sẽ khó mô tả, ít hữu hình hơn và bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi văn hóa. Dù vậy, chúng đều quan trọng như các nhân tố “cứng”, đóng góp rất lớn vào sự thành công của doanh nghiệp.
Mô hình minh họa 7 nhân tố và mối quan hệ
Để hiểu rõ hơn về 7 nhân tố này cũng như mối quan hệ của chúng trong mô hình, mời bạn hãy xem biếu đồ dưới đây và để ý đến từng nhân tố cụ thể:
Mô hình về mối quan hệ giữa 7 nhân tố
Trong đó:
Các nhân tố |
Chi tiết |
Chiến lược |
Đưa ra kế hoạch nhằm để xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh. |
Cấu trúc |
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và hệ thống báo cáo liên cấp. |
Hệ thống |
Các hoạt động và thủ tục những nhân viên tham gia vào để hoàn thành công việc hàng ngày. |
Giá trị chia sẻ |
Gồm những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được chứng minh qua các văn hóa doanh nghiệp và đạo đức công việc chung, |
Phong cách |
Phong thái của các vị lãnh đạo được lan tỏa trong tổ chức. |
Đội ngũ |
Nhân viên và khả năng làm việc đoàn kết của họ. |
Kỹ năng |
Bao gồm kỹ năng thực tế và năng lực làm việc của nhân viên tại công ty. |
Lợi ích và 5 bước sử dụng công cụ 7S
Mô hình 7S của McKinsey có thể được áp dụng trong nhiều tình huống và đem đến những lợi ích thiết thực sau:
- Tạo ra sự thuận lợi cho sự phát triển của tổ chức.
- Giúp các vị trong ban lãnh đạo thực hiện những chiến lược mới.
- Xác định được cách mỗi nhân tố sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.
- Tạo sự thuận tiện cho việc sáp nhập của các tổ chức.
Để sử dụng hiệu quả công cụ 7S, các doanh nghiệp có thể thực hành theo các bước sau đây:
Các bước tiến hành công cụ 7S |
Chi tiết |
Bước 1: Xác định chính xác mối liên kết giữa các nhân tố |
Thông thường, lãnh đạo cần nắm rõ 7 yếu tố được sử dụng trong công ty và sau đó sẽ tìm ra những thiếu sót để khắc phục. |
Bước 2: Xác định thiết kế tổ chức hiệu quả |
Đầu tiên, bằng cách xem xét sự liên kết mong muốn và tối ưu nhất. Tiếp theo, thực hiện nhiều nghiên cứu, đánh giá từ đối thủ để học hỏi thêm kinh nghiệm để thay đổi cho phù hợp. Cuối cùng, xác định được thiết kế tối ưu cho tổ chức của mình. |
Bước 3: Quyết định và đưa ra những thay đổi cần thực hiện |
Xem xét kỹ lưỡng về cơ cấu tổ chức và đưa ra giải pháp tối ưu và tái cấu trúc lại tất cả hoạt động của công ty. |
Bước 4: Tiến hành thực hiện các thay đổi |
Đây là giai đoạn quan trọng mang tính tích cực. Chính vì thế, hãy đưa ra chính sách phù hợp. |
Bước 5: Luôn không ngừng xem xét 7 nhân tố |
Các nhân tố này luôn thay đổi liên tục và tác động lẫn nhau, vì thế, việc không ngừng xem xét các yếu tố là rất quan trọng. |
Trên đây là toàn bộ tần tật về mô hình 7S trong kinh doanh bạn không nên bỏ lỡ. Cảm ơn quý độc giả đã yêu thích và đừng quên follow chuyên trang để cập nhật thêm!
Theo: odclick.com
4.9/5 (72 votes)