7 dấu hiệu cho thấy bạn sẽ thất bại trong kinh doanh

calendar 08/03/2021 user Đăng bởi: Hà Thu

Có nỗi sợ, không dám đối mặt với rủi ro, luôn dựa dẫm người khác, năng lực tư duy khan hiếm,...là những dấu hiệu cho thấy con người sẽ thất bại trong kinh doanh. Nếu bạn không muốn giống họ, hãy theo dõi những thông tin dưới đây để tránh hoặc tìm cách xử lý nhé!

Có nỗi sợ, không dám đối mặt với rủi ro

Để có thể thành lập và phát triển một doanh nghiệp cần đến rất nhiều năng lượng. Vì thế, bạn có thể gặp nhiều rủi ro như: yếu tố rào cản ngoài dự kiến, nguồn vốn bị cạn kiệt, mất động lực tăng trưởng,...

Trong môi trường doanh nghiệp, nếu kinh doanh nhỏ lẻ bạn sẽ phải đương đầu với rất nhiều rắc rối như: đối thủ chơi xấu, nguồn hàng trục trặc, khách than phiền chê trách,...

Đối mặt được với rủi ro có khả năng thành công rất cao

Bên cạnh đó, bạn còn phải vừa bán hàng, vừa chạy Marketing. Hơn nữa, những ngày mưa gió bão bùng dẫn đến ế ẩm, các “hot trend” khổng lồ thu hút hết khách hàng,...

Rủi ro chính là bản chất của kinh doanh. Nếu bạn sợ và không dám đối mặt với chúng, đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất bạn sẽ thất bại trong kinh doanh.

Năng lực tư duy khan hiếm

Những người có năng lực tư duy khan hiếm luôn nghĩ rằng: “Cơ hội ông trời cho mình chắc chắn đã hết từ 1000 năm trước”.

Hiện nay, Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ nhưng họ vẫn nghĩ rằng phải làm ăn ở một phương trời xa xăm bản thân mới có cơ hội.

Năng lực tư duy khan hiếm

Thực tế, khi đất chưa thành hình đã có giá rất cao, muốn mua căn hộ rẻ chỉ có trên giấy mới có. Muốn kinh doanh dễ dàng, đó phải là một thị trường chưa có ai khai phá.

Những người có năng lực tư duy khan hiếm luôn nghĩ họ không còn cơ hội trong mọi tình huống. Nếu bạn cũng như vậy, nhất định không được tham gia vào việc kinh doanh. Bởi với suy nghĩ ngu ngốc trên, chờ đón bạn trước mắt chỉ có thất bại mà thôi.

Muốn có lợi nhuận nhanh chóng

Bạn đừng bao giờ coi kinh doanh là nguồn để tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Một căn hộ chung cư rao bán với giá rẻ qua đủ các kênh bất động sản cũng phải mất đến cả tháng mới tìm được chủ nhân mới.

Muốn có lợi nhuận nhanh chóng

Vì vậy, hoạt động kinh doanh hay đầu tư là cả một quá trình dài, chỉ có khoảng 40%  các startup có lợi nhuận ngay từ những năm đầu tiên.

Bạn đang kinh doanh với mục đích kiếm lợi nhuận nhanh chóng? Đó cũng chính là dấu hiệu cho thấy bạn sẽ thất bại thảm hại trong ngành này.

Trong kinh doanh không có kiến thức về số liệu

Trong kinh doanh, bạn kiếm được nhiều hay ít tiền không quan trọng bằng việc sau khi trả hết tất cả chi phí bạn còn lại bao nhiêu.

Trong kinh doanh không có kiến thức về số liệu

Nếu bạn không có kiến thức về số liệu, các vấn đề tài chính, không nắm được dòng tiền của công ty mình, thất bại trong kinh doanh là điều bạn không thể tránh khỏi.

Không lập được kế hoạch kinh doanh rõ ràng và lâu dài

Trong kinh doanh, bạn hãy lập một kế hoạch rõ ràng và lâu dài để con đường trở nên dễ đi hơn. Với những phương án xử lý khi gặp rủi ro, biến động thị trường, một kế hoạch tốt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tăng tính phòng thủ và trụ lại lâu dài hơn.

Không lập được kế hoạch kinh doanh rõ ràng và lâu dài

Chưa thử nghiệm ý tưởng kinh doanh ra thị trường

Ví dụ: trước khi ra mắt một cuốn sách, tác giả đã dùng phương pháp chạy Google Ads cho tất cả tiêu đề sách mà họ đã nghĩ ra trong đầu. Sau cùng, tên cuốn sách đó khi ra mắt được độc giả click nhiều nhất vì ý tưởng đã được thực nghiệm.

Chưa thử nghiệm ý tưởng kinh doanh ra thị trường

Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, có nhiều ý tưởng, sản phẩm nghe có vẻ hiệu quả, nhưng trên thực tế chúng lại không có thị trường. Startup và business chết yểu cũng vì nguyên do này.

Vì thế, để thấy được nhu cầu thực sự, bạn phải thử nghiệm thị trường và nghiên cứu kỹ. Bởi rất có thể bạn đang bỏ thời gian, công sức ra để tạo ra sản phẩm, dịch vụ không ai cần tới.

Luôn dựa dẫm vào người khác

“Thương trường như chiến trường”, trong ngành kinh doanh không phải là nơi để bạn mỉm cười vài cái là có tiền, mà là nơi nếu bạn muốn tồn tại phải lăn lộn, đổ mồ hôi công sức.

Chính vì vậy, sẽ không có ai giúp được bạn đâu. Khi bạn thất bại, bạn bè, bố mẹ, đồng nghiệp,...ai sẽ là người giúp đỡ bạn? Khi doanh nghiệp của bạn đang trở nên yếu dần, làm gì có chuyện có đối tác muốn hợp tác cùng kinh doanh?

Luôn dựa dẫm vào người khác

Tự lực cánh sinh, không dựa dẫm vào người khác là con đường duy nhất để bạn có thể tồn tại trong kinh doanh.

Trên đây là những thông tin về 7 dấu hiệu cho thấy con người sẽ thất bại trong kinh doanh. Nếu không nhận ra sớm, nguy cơ kinh doanh của bạn sẽ trở nên ngày càng tệ hại. Để biết thêm nhiều bài viết hay, bạn đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên trang nhé!

Theo Chinhem.com

4.9/5 (97 votes)

17 11/24

Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược CRM và PRM hiệu quả

Xây dựng chiến lược CRM và PRM hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và đối tác,…

15 11/24

Mô hình STP trong doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng mô hình STP hiệu quả

Mô hình STP hiệu quả giúp đơn vị thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Các bước xây dựng gồm xác định thị trường mục tiêu, phân khúc Segmentation, định vị thương hiệu,…

13 11/24

6 đặc điểm của nhà lãnh đạo thành công

Đặc điểm của nhà lãnh đạo thành công gồm những tính cách như biết lắng nghe, trở thành tấm gương cho cấp dưới noi theo, hòa đồng, trọng lời hứa,…

11 11/24

Các giai đoạn phát triển của Startup

Các giai đoạn phát triển của Startup gồm 4 giai đoạn định hướng, thử thách, hòa nhập và phát triển. Trong mỗi giai đoạn Startup sẽ phải đối mặt với những thách thức và cơ hội khác nhau.

09 11/24

CPO là gì? 6 yếu tố cần có ở vị trí CPO

CPO là người đứng đầu nuôi dưỡng sản phẩm ngay từ giai đoạn đầu đến khi cho ra thị trường. Nói cách khác, đây là vị trí không thể thiếu đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

07 11/24

5 cấp độ lãnh đạo - Bí quyết mang đến sự thành công

5 cấp độ lãnh đạo là chức vụ, sự cho phép, định hướng kết quả, phát triển nhân lực, đỉnh cao. Mô hình này được công bố bởi John.

05 11/24

Nhà lãnh đạo 5 cấp độ: Kết hợp hoàn hảo của khiêm nhường & kiên định

Nhà lãnh đạo cấp độ 5 là sự kết hợp hoàn hảo của sự khiêm nhường & kiên định. Vậy bạn hiểu như thế nào về người lãnh đạo ở cấp độ này?

03 11/24

Chiến lược kinh doanh có những loại hình nào, mấy cấp?

Chiến lược kinh doanh hiểu một cách đơn giản là phương pháp, cách thức hoạt động của một công ty, tập đoàn. Mục đích nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong kinh doanh.

01 11/24

Chiến lược cấp công ty là gì? 6 chiến lược chức năng trong doanh nghiệp

Chiến lược cấp công ty là chiến lược tổng thể nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi kinh doanh của công ty.

30 10/24

Chi phí chất lượng là gì? Có tầm quan trọng việc kiểm soát như thế nào?

Chi phí chất lượng là mức chi phí quan trọng trong giá trị doanh thu của một doanh nghiệp và chiếm đến hơn 35%. Chi phí này mang lại cho các nhà sản xuất cơ hội phân tích và cải thiện hoạt động của họ.

28 10/24

Tìm hiểu thông tin từ a-z về OEE

OEE là thuật ngữ và thông số phổ biến trong bảo trì năng suất toàn diện. Mục tiêu của OEE và việc xác định sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến liên tục.

26 10/24

Thương hiệu Boeing vs Airbus: Giải mã thế độc quyền lưỡng cực

Trải qua ba thập kỷ, Boeing và Airbus là 2 thương hiệu nổi tiếng đã độc chiếm thị trường máy bay thương mại điện tử.

24 10/24

Chuyển đổi số là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Chuyển đổi số là vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc lĩnh vực khác nhau. Chúng đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.

22 10/24

Để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần cần điều kiện gì?

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người quản lý, quản trị trong công ty. Là người lập kế hoạch, chương trình và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị,… Mặt khác, người giữ chức vụ này có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong phát triển của doanh nghiệp.

20 10/24

Rủi ro là gì? 2+ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro

Thực tế đã cho thấy rằng, mỗi một con người trong chúng ta hàng ngày đều vẫn luôn phải đối diện với những sự rủi ro đến từ chính cuộc sống đời thường của bản thân mình.

18 10/24

Risk measurement là gì? Các phương pháp để đo lường rủi ro trong thực tế

Trong thực tế, khó khăn là điều khó tránh khỏi nếu bạn tham gia bất kì hạng mục hoặc dự án nào ở hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách để đo lường rủi ro.