CPO là gì? Tìm hiểu nhiệm vụ cốt lõi của Giám đốc sản xuất
06/01/2021 Đăng bởi: Hà Thu
CPO là gì? Một Giám đốc sản xuất trong doanh nghiệp có nhiệm vụ như thế nào? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm trên thị trường hiện nay. Để giải đáp được những băn khoăn của mình, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
CPO là gì?
CPO là viết tắt của cụm từ Chief Product Officer – Giám đốc sản xuất. Đây là người chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề có liên quan tới quá trình sản xuất của một công ty, doanh nghiệp.
Giám đốc sản xuất phụ trách tầm nhìn của chiến lược, sản phẩm cũng như sự phát triển, tiếp thị sản phẩm. Đồng thời CPO còn giám sát từ ý tưởng sản xuất cho tới giai đoạn tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
CPO là viết tắt của cụm từ Chief Product Officer – Giám đốc sản xuất
Nhiệm vụ của Giám đốc sản xuất trong một doanh nghiệp
Đến đây hẳn bạn đã hiểu được CPO là gì rồi. Vậy Giám đốc sản xuất có nhiệm vụ như thế nào trong một doanh nghiệp? Chúng ta cùng giải đáp ngay nhé:
CPO thực hiện vai trò giám sát, lãnh đạo
CPO đóng vai trò giám sát các vị trí then chốt trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cụ thể như giám đốc trải nghiệm người dùng, giám đốc quản lý sản phẩm, giám đốc tiếp thị sản phẩm và trưởng phòng phân tích sản phẩm.
Hơn nữa, giám đốc sản xuất còn đảm bảo các vị trí then chốt này thực hiện những công việc của họ đạt hiệu quả nhất có thể. Điều này giúp cho hiệu quả làm việc của bộ phận quản lý sản xuất trong doanh nghiệp được nâng cao.
Ngoài vai trò giám sát, CPO còn đóng vai trò là cố vấn cho các nhân viên chủ chốt trong việc quản lý sản xuất. Điều này giúp nâng cao được kỹ năng của họ, đồng thời cung cấp các hỗ trợ khi cần.
CPO thực hiện vai trò giám sát, lãnh đạo
Đối với vai trò quản lý, lãnh đạo, CPO đứng đầu trong việc triển khai ý tưởng thành kế hoạch, khái niệm và dự án có thể thực hiện được. Cùng lúc đó, CPO còn có thể cân nhắc tới vấn đề tài chính cũng như nhu cầu tiếp thị cùng mục tiêu chung của công ty.
Không những vậy, giám đốc sản xuất còn quản lý mọi hoạt động sản xuất thường ngày. Với mục đích đảm bảo mục tiêu về kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp.
Giám đốc sản xuất có nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm
Với vai trò là người đứng đầu của bộ phận quản lý sản xuất, CPO cũng chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm. Cùng với đó là sự hỗ trợ của bộ phận quan hệ khách hàng và tiếp thị sản phẩm.
Vị trí này sẽ điều phối tất cả mọi hoạt động thiết kế các sản phẩm, cả tiến và bảo trì sản phẩm. Đồng thời còn bảo đảm sản phẩm tạo ra được ấn tượng với người tiêu dùng -> làm tăng doanh số bán hàng.
Ngoài ra, Giám đốc sản xuất cũng điều phối những sự kiện, hội nghị, truyền thông và quảng bá, họp báo, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. CPO sẽ tích cực hỗ trợ trong những buổi triển lãm sản phẩm, đưa ra bài thuyết trình tại cuộc họp, hội nghị hay sự kiện.
Quyết định tầm nhìn cũng như chiến lược của doanh nghiệp
Ngoài quản lý và lãnh đạo bộ phận quản lý sản xuất, giám CPO còn có nhiệm vụ là quyết định tầm nhìn của doanh nghiệp. Sau đó phổ biến tầm nhìn này tới tất cả bộ phận con và những nhân viên. Từ đó, từng bộ phận con sẽ tiến hành hoạt động hướng tới tầm nhìn thống nhất.
CPO quyết định tầm nhìn cũng như chiến lược của doanh nghiệp
Không chỉ đứng đầu việc đưa ra chiến lược và thực hiện quy trình sản xuất của sản phẩm, họ còn là người trả lời những câu hỏi “tại sao công ty nên sản xuất sản phẩm nào đó”.
CPO xây dựng, quản lý một quy trình mở rộng các danh mục của sản phẩm. Từ danh mục đó hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận của công ty. Họ cũng đảm bảo sản phẩm sẽ luôn có sự đổi mới, cải tiến, tuân theo quy tắc của thị trường, đồng thời làm hài lòng người tiêu dùng.
Quan tâm tới nhu cầu của những người tiêu dùng
Mặt khác CPO cũng là người quan tâm trực tiếp tới nhu cầu của những người tiêu dùng. Họ tương tác trực tiếp với khách hàng, cung cấp lợi ích của sản phẩm. Đồng thời Giám đốc sản xuất còn tiếp nhận đánh giá, phản hồi và trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm.
Chính vì thế, họ hiểu được hành vi và mong muốn của người tiêu dùng. CPO sẽ đảm bảo sản phẩm phù hợp với những mong muốn của khách hàng, từ đó đẩy mạnh được sự hiện diện của sản phẩm trong công ty đối với người tiêu dùng.
Giám đốc sản xuất còn có nhiệm vụ là quan tâm tới nhu cầu của những người tiêu dùng
Xây dựng văn hóa kinh doanh dài lâu cho công ty
Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng của CPO là xây dựng văn hóa kinh doanh cũng như phương thức sản xuất cho công ty. Giám đốc sản xuất đưa ra quy trình và phương án trong việc thiết kế, nghiên cứu khái niệm, tạo mẫu và phát triển sản phẩm cho bộ phận quản lý sản xuất.
Ngoài ra, Giám đốc sản xuất còn có trách nhiệm phát triển, tìm kiếm những kỹ năng nghề nghiệp cho mọi bộ phận.
Không những vậy CPO còn tham gia vào quy trình tuyển dụng, phỏng vấn nhân sự chủ chốt cho các chức vụ quản lý sản xuất sản phẩm. Họ giúp xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp để có thể lôi léo cá nhân có khả năng ở lại với công ty.
Phân tích và nghiên cứu
Với vai trò là người đứng đầu của các bộ bộ phận, CPO được kỳ vọng sẽ là người đưa ra những ý kiến điều chỉnh, phản bác, cũng như các khuyến nghị về phân tích và nghiên cứu được thực hiện bởi nhân viên quản lý cấp cơ sở.
Giám đốc sản xuất cũng thực hiện phân tích sản phẩm như phân tích lỗ hổng và đưa ra chiến lược thực hiện để đem tới thành công cuối cùng cho sản phẩm của công ty. Đặc biệt hơn CPO cũng là người nghiên cứu, phân tích đưa ra quyết định có căn cứ liên quan tới chi phí, tiện ích và thời gian sản xuất sản phẩm.
CPO còn là người phân tích và nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp
Bên cạnh những nhiệm vụ kể trên, CPO còn có thể thực hiện công việc khác nếu như họ thấy cần thiết. Hoặc là khi nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của những bên liên quan hay từ phía chủ dùng lao động.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được CPO là gì và những nhiệm vụ cần có của một Giám đốc sản xuất. Nếu cần thêm tư vấn đừng quên kết nối cho chúng tôi ngay sau bài viết này bạn nhé!
Theo: hrchannels.com
4.9/5 (103 votes)