9 vấn đề sếp và nhân viên thường có suy nghĩ đối lập nhau
05/06/2021 Đăng bởi: Hà Thu
Quản lý công việc, giá trị của nhân viên, sự phát triển bản thân, ghi nhận,... là những vấn đề sếp và nhân viên thường có suy nghĩ đối lập nhau. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời quý độc giả hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây!
Quản lý công việc
Đầu tiên, trong quản lý công việc, suy nghĩ của sếp là nhân viên hiệu suất không cao. Sếp luôn yêu cầu nhân viên phải thể hiện cam kết của mình đối với công việc và cho thấy họ làm việc nghiêm túc. Bên cạnh đó còn phải siêng năng, nhiệt tình và tập trung vào nhiệm vụ, tránh bị sao nhãng.
Còn suy nghĩ của nhân viên về vấn đề này là sếp quản lý vi mô, chi phối tất cả công việc của nhân viên, tự đưa ra quyết định và quy trình. Sếp chỉ tập trung đưa ra "mồi nhử", không quan tâm đến động lực của nhân viên.
Sếp luôn yêu cầu nhân viên phải thể hiện cam kết của mình đối với công việc và cho thấy họ làm việc nghiêm túc
Giá trị của nhân viên
Về vấn đề này, sếp luôn nghĩ nhân viên làm việc với mục đích kiếm tiền chứ không phải để giúp công ty thành công. Còn suy nghĩ của nhân viên là sếp luôn gạt bỏ đi giá trị của con người, luôn nghĩ rằng ai cũng có thể thay thế được. Họ thường coi nhân viên là "bánh răng" hơn là “đồng nghiệp”.
Sự phát triển bản thân
Về vấn đề sự phát triển bản thân, suy nghĩ của người sếp thường là nhân viên không chủ động phát triển, không quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về doanh nghiệp, ngành công ty đang hoạt động.
Khi người nhân viên được giao một nhiệm vụ thách thức để có cái nhìn tổng quát, họ thường trả lời rằng việc đó không phải trách nhiệm của mình.
Sếp luôn đòi hỏi nhân viên của mình phải nâng cao năng lực nhưng lại không có hành động cụ thể nào
Còn suy nghĩ của nhân viên là sếp không thúc đẩy được sự phát triển cũng như không đưa ra được định hướng rõ ràng cho mình. Đồng thời, sếp luôn đòi hỏi nhân viên của mình phải nâng cao năng lực nhưng lại không có hành động cụ thể nào.
Mục tiêu công việc
Suy nghĩ của sếp là nhân viên không chủ động trong công việc. Họ thấy rằng bản thân có quá nhiều việc, trong khi nhân viên lại làm việc một cách rất hời hợt.
Đối với nhân viên, họ nghĩ rằng sếp không đưa ra được sự kỳ vọng cụ thể cho nhân viên. Do đó, nhân viên không biết được sếp có mục tiêu gì và định hướng đối với công việc ra sao.
Trao đổi, chia sẻ
Trong vấn đề trao đổi, chia sẻ này, người sếp có suy nghĩ nhân viên không tôn trọng lãnh đạo và đồng nghiệp. Cụ thể, nhân viên không thực hiện chỉ thị của sếp theo phương pháp được mô tả, không dành thời gian để lắng nghe lời chia sẻ thông tin của sếp một cách cẩn thận, rõ ràng.
Nhân viên có suy nghĩ sếp mới là người không lắng nghe, chỉ biết ra lệnh, không có sự giao tiếp 2 chiều
Đối với nhân viên, họ có suy nghĩ rằng sếp mới là người không lắng nghe, chỉ biết ra lệnh, không có sự giao tiếp 2 chiều.
Sự cam kết trong công việc
Sếp nghĩ nhân viên là người không cam kết, không hoàn thành công việc được giao, hoặc hoàn thành một cách chống đối. Nhưng nhân viên lại nghĩ sếp mới là người không cam kết, luôn đưa ra những ý tưởng mới và bắt mọi người thực hiện, còn bản thân không theo dõi và bám sát đến cùng.
Trao quyền
Sếp nghĩ rằng nhân viên dễ mắc sai lầm, gây ra sự tốn kém. Nhân viên không có đủ khả năng để đưa ra một quyết định đúng đắn thực sự, trong khi sếp không có nhiều thời gian để hướng dẫn.
Còn nhân viên lại có suy nghĩ khác biệt là sếp không trao quyền để mình tự chủ động với công việc. Luôn đề ra rất nhiều việc phải làm nhưng không cung cấp công cụ, nguồn lực để thực hiện.
Nhân viên nghĩ sếp không trao quyền để mình tự chủ động với công việc, luôn đề ra rất nhiều việc phải làm nhưng không cung cấp công cụ, nguồn lực để thực hiện
Hướng dẫn công việc
Suy nghĩ của sếp là nhân viên kém, nhận việc nhưng trả lại kết quả không được như mong muốn. Còn suy nghĩ của nhân viên là sếp không hướng dẫn. Việc được giao không hề dễ như sếp nghĩ, nhân viên khó khăn trong việc tự tìm hiểu thông tin, cách làm trong khi sếp có kinh nghiệm nhưng không chia sẻ.
Ghi nhận
Sếp nghĩ nhân viên làm việc không hiệu quả, thụ động nhưng hay đổ lỗi và không hào hứng, nhiệt tình. Còn nhân viên nghĩ rằng khi mình hoàn thành công việc được sếp giao cũng không hề có lời động viên, khen thưởng. Nếu có thì cũng là một thời gian lâu sau đó, điều này đã làm cho nhân viên chán nản.
Trên đây là những thông tin cho biết 9 vấn đề sếp và nhân viên thường có suy nghĩ đối lập nhau. Đừng quên thường xuyên theo dõi chuyên trang chúng tôi để có thể thưởng thức nhiều bài viết hữu ích khác bạn nhé!
4.9/5 (94 votes)