Chỉ số ROA có ý nghĩa gì? Mối quan hệ giữa ROE và ROA
07/09/2021 Đăng bởi: Hà Thu
ROA là chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số quan trọng trong việc chọn lựa cổ phiếu tốt.
Bởi các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả dài hạn thường mang lại giá trị lớn cho cổ đông. Trong bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ giúp quý độc giả nắm rõ ROA là gì? Chỉ số ROA có ý nghĩa gì? Bao nhiêu mới đủ tốt?
Khái niệm ROA
ROA(Return On Asset) hay lợi nhuận trên tổng tài sản được coi là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc dùng tài sản doanh nghiệp.
ROA là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc dùng tài sản doanh nghiệp
Chỉ số này sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về mức độ hiệu quả dùng tài sản doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định.
Hướng dẫn cách xác định chỉ số ROA từ báo cáo tài chính
Công thức tổng quát:
ROA = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân) x100%
Bạn dễ dàng tính toán chỉ số ROA từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp công bố định kỳ hàng năm và hàng quý.
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
- Bước 2: Sau đó, xác định chỉ tiêu tổng tài sản bình quân.
- Bước 3: Cuối cùng là tính chỉ số ROA theo công thức trên.
Bên cạnh cách tự tính, bạn có thể dùng trực tiếp dữ liệu của công ty chứng khoán.
Chỉ số ROA có ý nghĩa gì?
ROA là chỉ số cơ bản, nó sẽ giúp bạn biết mức độ hiệu quả quản lý tài sản của công ty. Với một đồng tài sản đầu tư ban đầu, sau thuế công ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận?
Chỉ số ROA có ý nghĩa gì
Trong một thời gian dài, chỉ số ROA cao và ổn định là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty dùng tài sản ngày càng hiệu quả cũng như tối ưu nguồn lực sẵn có.
ROA bao nhiêu mới đủ tốt?
Mặc dù chỉ số này có cách tính đơn giản, thế nhưng con số tính ra bao nhiêu là tốt? Điều này phụ thuộc vào yếu tố dưới đây:
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực nào?
Những ngành khác nhau thường có đặc điểm riêng biệt về cơ cấu tài sản. Đối với công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng như xi măng, thép… yêu cầu tài sản cố định lớn. Vì vậy, chỉ số ROA thấp.
Ngược lại, các công ty hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin… không yêu cầu lớn về tài sản cố định để vận hành. Do đí, chỉ số ROA cao.
So sánh số trung bình ngành với ROA
Hiện nay, có khá nhiều cách để biết được lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp. Tiêu biểu nhất phải kể đến như website Cafef – phần hồ sơ công ty.
Chẳng hạn như, CPCP Thủy sản Vĩnh Hoàn(mã VHC).
Các cổ phiếu cùng ngành.
So với trung bình ngành, doanh nghiệp sở hữu ROA lớn hơn là dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp quản trị tài sản hiệu quả.
Tuy nhiên, khi so sánh với bạn bè xung quanh vẫn chưa đủ, nên so sánh với doanh nghiệp đó trong quá khứ. Chỉ số này đi xuống vẫn tốt hơn so với trung bình ngành.
So sánh kết quả trong quá khứ với ROA
Bạn nên so sánh chỉ số này của doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ. Để biết công ty có hoạt động tốt lên không?
Đơn vị: Tỷ đồng |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
Lợi nhuận sau thuế |
462 |
320 |
565 |
604 |
Tổng tài sản |
4.491 |
4.356 |
4.450 |
5.042 |
ROA của VHC(%) |
- |
7,2% |
12,8% |
12,7% |
Dựa vào bảng so sánh trên có thể thấy rằng Vĩnh Hoàn đang dùng tài sản hiệu quả hơn trong quá khứ. ROA tăng trưởng qua cách năm cũng như cao hơn so với trung bình ngành.
Mối quan hệ giữa ROE và ROA
Có thể nói rằng ROE và ROA là cặp chỉ số tuyệt vời để bổ sung cho nhau.
ROE và ROA là cặp chỉ số tuyệt vời để bổ sung cho nhau
Công thức tính ROE:
ROE= Lợi nhuận sau thuế/Vốn của chủ sở hữu bình quân
Trên thực tế, chỉ số này không đề cập đến cơ cấu tài chính doanh nghiệp. Có khá nhiều trường hợp ROE tăng nhưng chủ yếu tới từ doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính thay vì nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi đó, chỉ tiêu tài sản ROA gồm nợ vay và vốn chủ sở hữu sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này.
Theo Govalue.vn
4.8/5 (83 votes)